Thành lập công ty là gì? Khi nào nên thành lập công ty?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 30/7/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Chào các bạn!

    Trong những năm gần đây, chính phủ đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như khuyến khích kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2020 cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Năm 2021, con số ấy vẫn cho thấy sự tích cực với 116,8 nghìn doanh nghiệp nộp đơn đăng ký kinh doanh, trong 2 quý đầu năm 2022 số doanh nghiệp mới thành lập tiếp tục đạt con số kỷ lục với 116,9 nghìn doanh nghiệp. Sau đợt dịch Covid, chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về thuế và thủ tục cho các doanh nghiệp thành lập mới nhằm giúp kinh tế đất nước hồi phục. Có thể thấy, việc thành lập một công ty hay doanh nghiệp tại thời điểm này sẽ nhận được rất nhiều sự ưu đãi và hỗ trợ.

    Trong bài viết này, Quốc Luật sẽ giúp bạn hiểu rõ về:
    1. Thành lập công ty là gì?
    2. Khi nào nên thành lập công ty?
    3. Thành lập công ty cần những điều kiện gì?
    4. Những lưu ý khi thành lập công ty trong năm 2022?
    Mình cũng dựng 1 video với nội dung cùng chủ đề, mời bạn xem:


    Thành lập công ty là gì?

    Khái niệm thành lập công ty có thể được lý giải trên 2 góc độ như sau:

    ● Góc độ kinh tế:

    Thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị tên, địa chỉ trụ sở, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn điều lệ…

    ● Góc độ pháp lý:

    Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

    Khi nào nên thành lập công ty?

    1. Khi công ty cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

    Tổ chức kinh doanh muốn xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp, công ty.

    2. Khi công ty cần tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ...

    Các hợp đồng trong kinh doanh thường được ký kết với đại diện là doanh nghiệp, tổ chức. Trong khi đó, tổ chức kinh doanh phải thực hiện đăng ký và cấp phép thì mới được pháp luật công nhận và có tư cách pháp nhân để đại diện trong các hợp đồng,

    3. Khi tổ chức hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh.

    Việc tổ chức hoạt động kinh doanh (sản xuất, mua bán, cung cấp dịch vụ...) mà không đăng ký được xem là không hợp pháp tại Việt Nam.

    Thành lập công ty cần những điều kiện gì?

    1. Người đại diện pháp luật và chủ sở hữu: Đủ 18 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn và không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty.
    2. Địa chỉ công ty: có địa chỉ được xác định và không thuộc chung cư để ở
    3. Tên công ty: Tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc).
    4. Vốn điều lệ: Vốn bao nhiêu Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là số vốn do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và được ghi vào Điều lệ công ty.
    5. Xác định ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề mà bạn muốn đăng ký phải được pháp luật cho phép cũng như doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện thuộc ngành nghề đó (nếu có).
    6. Xác định loại hình công ty: Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp dựa trên các tiêu chí về trách nhiệm thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế và quy mô doanh nghiệp để đáp ứng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    Những lưu ý khi thành lập công ty trong năm 2022

    1. Các điều kiện thành lập công ty.

    Quốc Luật đã nêu các điều kiện này ở phần trước.

    2. Mức đóng lệ phí môn bài năm 2022.

    ● Doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn môn bài năm đầu tiên.
    ● Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức nộp thuế môn bài là 03 triệu đồng/năm.
    ● Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức nộp thuế môn bài là 02 triệu đồng/năm.
    ● Các địa điểm kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì mức nộp là 01 triệu đồng/năm.

    3. Quy định mới về việc đăng ký tính thuế giá trị gia tăng.

    Kể từ ngày 05/11/2017, doanh nghiệp không phải nộp Mẫu 06/GTGT để đăng ký và chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng nữa (theo Thông tư 93/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).

    4. Quy định mới về công bố mẫu dấu.

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, những doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/01/2021 trở đi không cần phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng nữa.

    Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

    Như vậy, trong bài viết này, Quốc Luật đã điểm qua các nội dung cần đặc biệt lưu ý khi thành lập công ty trong năm 2022.

    Quốc Luật chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. nnnhome2022

    nnnhome2022 Thành viên mới

    muốn đăng kí thành lập công ty cần có những thông tin gì ạ. Cần tư vấn
     
    kyle26109409 thích bài này.
  3. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi ;)

    Đầu tiên là bạn cần xác định các thông tin cần thiết:
    1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
    2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
    3. Tên công ty.
    4. Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
    5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
    6. Xác định mức vốn điều lệ.
    7. Xác định người đại diện pháp luật.
    Tiếp theo bạn soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty, thành phần hồ sơ bao gồm:
    1. Giấy đề nghị đăng ký công ty.
    2. Điều lệ công ty.
    3. Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn.
    4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn (CMND hoặc CCCD).
    5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài.
    Hồ sơ bạn nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương.

    Sau khi hồ sơ được chấp thuận và cấp cho bạn giấy phép đăng ký kinh doanh thì bạn làm con dấu cho công ty và hoàn thành các thủ tục sau khi thành lập công ty (Nộp thuế môn bài,đăng ký hoá đơn điện tử, treo bảng hiệu...).

    Bạn có thể tham khảo quy trình và thủ tục thành lập công ty tại đây: https://quocluat.vn/kinh-nghiem/quy-trinh-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep

    Còn thắc mắc gì bạn cứ comment để mình hồi đáp nha:)