Bên cạnh việc học kiến thức thì hiện nay việc học các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Chính vì thế việc giáo dục đào tạo kỹ năng mềm là một ngành rất được quan tâm chú trọng để phát triển và mở rộng, nhất là tập trung đào tạo cho lớp trẻ. Việc mở các cơ sở, trung tâm đào tạo kỹ năng mềm không chỉ quy định riêng cho các tổ chức giáo dục như trường học, nhà trẻ, trường mầm non mà còn mở rộng cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nhề kinh doanh thuộc lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Bravolaw tư vấn, hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục quy trình thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm bao gồm các bước sau: Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014; Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Bước 1: Thành lập công ty Lựa chọn loại hình công ty thành lập Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 Quý khách có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh. Tuy nhiên, trên thực tế thì loại hình doanh nghiệp được lựa chọn thành lập là Công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên) và Công ty cổ phần. Đối với loại hình Công ty TNHH có hạn chế về số lượng thành viên từ 01 đến 50 người nên việc kết nối, quản lý giữa các thành viên là rất chặt chẽ. Loại hình công ty này thì không được phát hành cổ phần nên hạn chế về việc huy động vốn góp có hạn chế. Đối với Công ty cổ phần, đúng như tên gọi của nó Công ty cổ phần được thành lập dựa trên các phần vốn góp của mỗi thành viên với số lượng tối thiểu là 03 người và không hạn chế thành viên tối đa, thành viên công ty dễ dàng chuyển nhựng vốn khi không còn là thành viên, công ty cổ phần còn có thể tham gia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu. Chính vì thế loại hình công ty này rất linh động trong việc huy động vốn góp. Tuy nhiên, vì không hạn chế thành viên tối đa trong công ty cổ phần nên việc quản lý các thành viên có phần hạn chế hơn so với loại hình Công ty TNHH. Những lưu ý khi thành lập công ty đào tạo kỹ năng mềm: Thứ nhất, về lựa chọn tên công ty Tên của doanh nghiệp không được trùng tên với các doanh nghiệp đã đăng ký, không được trùng với tên, nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam. Để tránh trùng tên Quý khách hàng có thể thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên doanh nghiệp. Thứ hai, về sử dụng địa chỉ kê khai trụ sở của công ty Công ty nên đặt địa chỉ trụ sở chính ở nơi có địa chỉ cụ thể, rõ ràng về số nhà, ngõ ngách, đường phố, phường, xã, quận huyện. Các trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng mà chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho cả tòa nhà hoặc một số tầng cụ thể. Không được đặt trụ sở ở những nơi có chức năng để ở như khu tập thể, khu chung cư. Khi thuê hoặc mượn nhà để đặt làm trụ sở Quý khách hàng nên yêu cầu chủ nhà cung cấp bản sao hợp lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ đầu tư cung cấp giấy phép xây dựng. Thứ ba, về kê khai đăng ký vốn điều lệ của công ty Đối với Công ty đào tạo kỹ năng mềm theo quy định của pháp luật không yêu cầu có vốn pháp định nên công ty có thể lựa chọn số vốn điều lệ cho công ty và các thành viên góp vốn phải góp đủ số vốn đó trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, số lượng vốn điều lệ còn liên quan đến việc nộp thuế môn bài của công ty như sau: Vốn điều lệ trên 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 3.000.000đ/ năm; Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 2.000.000đ/ năm. Thứ tư, về ngành nghề kinh doanh Công ty đào tạo kỹ năng mềm cần phải đăng ký ngành nghề liên quan đến lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo cụ thể Công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh sau: Mã ngành 8532: Giáo dục nghề nghiệp Nhóm này gồm: – Các chương trình đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyên môn hoá theo chuyên ngành và hướng dẫn kết hợp cả nền tảng lý thuyết và các kỹ năng thực hành thường xuyên kết hợp với công việc hiện tại hoặc sắp tới. Mục tiêu của chương trình có thể đa dạng từ việc chuẩn bị cho một lĩnh vực việc làm chung cho đến một công việc rất cụ thể, giúp người học có khả năng hành và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc; – Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi thành lập, công ty phải xin giấy phép cho hoạt động đào tạo kỹ năng mềm tại Sở giáo dục và đào tạo. Quy trình và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư để thành lập công ty Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng thực cá nhân khác của các thành viên, cổ đông sáng lập. Soạn hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Sau khi nhận được thông tin và tài liệu đầy đủ từ phía khách hàng, Bravolaw sẽ tiến hành soạn thảo và nôp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất hồ sơ và có đủ chữ ký của các thành viên, cổ đông sáng lập Bravolaw sẽ tiến hành nộp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty trong thời hạn từ 04 – 06 ngày làm việc thông qua Hợp đồng ủy quyền. Hồ sơ thành lập công ty gồm: Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp; Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức; Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức; Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Bravolaw thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Khắc dấu và công bố mẫu dấu Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bravolaw sẽ tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dẫu trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong 03 ngày làm việc Kết quả Quý khách hàng nhận được sau sử dụng dịch vụ khi thành lập công ty tại luật Bravolaw: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dấu tròn công ty; Thông báo mẫu dấu; Hồ sơ nội bộ công ty; Điều lệ công ty. Bước 2: Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp cần phải hoàn tất Thứ nhất, mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (hoặc ủy quyền cho Luật Bravolaw) lựa chọn một ngân hàng để mở tài khoản Công ty, khi đến Ngân hàng cần mang theo dấu tròn công ty: Hồ sơ bao gồm bản sao các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Thông báo mẫu dấu; Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật. Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet; Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản. Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế); Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) Thời gian thực hiện: 03-05 ngày làm việc. Thứ hai, kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài Thuế môn bài tính theo mức vốn điều lệ mà công ty phải nộp như sau: Vốn điều lệ trên 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 3.000.000đ/ năm; Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thuế môn bài phải nộp là 2.000.000đ/ năm. Công ty đến Chi cục thuế quận, huyện nơi công ty đặt địa chỉ trụ sở để tiến hành nộp tờ khai và nộp thuế môn bài cho công ty trong thời hạn: 30 ngày làm việc kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng chưa bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc; Ngày cuối cùng của tháng mà công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lưu ý: ngoài việc nộp thuế môn bài công ty cần nộp các loại thuế sau với các mốc thời gian nộp thuế Thuế giá trị gia tăng: Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn): Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04; Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07; Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10; Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau; Thuế thu nhập doanh nghiệp Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai: Hạn chậm nhất là ngày 30/04; Hạn chậm nhất là ngày 30/07; Hạn chậm nhất là ngày 30/10; Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau; Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Thứ ba, mua chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp thuế qua mạng Thứ tư, làm biển công ty Thứ năm, đề nghị sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn Hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn bao gồm: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng của cơ quan thuế; Đơn đề nghị đặt in hóa đơn. Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 4 – 5 ngày cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra cơ sở của công ty để xem công ty có đáp ứng đủ điều kiện để phát hành hóa đơn hay không. Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn thì phải tiến hành mua hóa đơn từ Cơ quan thuế để sử dụng thì làm hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn tại Chi cục Thuế/ Cục thuế. Kết quả đạt được khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Bravolaw Tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng được công bố trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Hướng dẫn kê khai và nộp các loại thuế với cơ quan chức năng; Biển công ty; Chữ ký số (token); Hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT). Bước 3: Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm Thành phần hồ sơ như sau: Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động: Công ty lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..