Thận ứ nước là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh ngày nay. Cần có hiểu biết đúng để có phương pháp điều trị kịp thời tránh biến chứng xấu cho các bé về sau. THẬN Ứ NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng thận của trẻ không đào thải được nước tiểu đến bàng quang, điều này làm tắc nghẽn mạch máu trong thận làm cho thận của trẻ bị sưng và giãn dẫn đến tổn thương thận. Trong đa số trường hợp xảy ra, chỉ có một quả thận bị ảnh hưởng được gọi là thận ứ nước một bên và thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng vì quả thận còn lại kia vẫn sẽ hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu cả hai quả thận đều bị ứ nước thì sự việc sẽ nghiêm trọng hơn. Lúc này sẽ nguy hiểm hơn cho cơ thể của trẻ sơ sinh bởi cơ thể không thể loại trừ các chất thải thông qua việc sản xuất nước tiểu của thận được. BỆNH THẬN Ứ NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH PHỔ BIẾN NHƯ THẾ NÀO? Thống kê cho thấy, khoảng 2/100 trẻ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Cụ thể là cứ 100 người mang thai thì sẽ có 1 hoặc 2 thai nhi được chẩn đoán mắc bệnh thận ứ nước. Tuy nhiên điều đáng mừng là trong khoảng một nửa số trường hợp này, bệnh thận ứ nước sẽ biến mất vào thời điểm trẻ được sinh ra. Nguồn: ** https://dakhoamientrung.vn/than-u-nuoc-o-tre-so-sinh-ba-me-khong-nen-chu-quan.html Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung.