Nhiều chị em phụ nữ hoang mang khi nghe tới cụm từ thận ứ nước khi mang thai vì chưa hiểu biết về căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! THẬN Ứ NƯỚC KHI MANG THAI LÀ GÌ? Thận ứ nước khi mang thai là tình trạng tích tụ nhiều nước tiểu bên trong thận do đường tiết niệu bị tắc nghẽn và khiến nước tiểu không được lọc và đào thải như bình thường. Bệnh gây ra nhiều tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Thai phụ bước vào tuần thứ 20 của thai kỳ là lúc dễ mắc bệnh thận ứ nước nhất. Theo một thống kê thì có đến 75% phụ nữ mang thai bị bệnh thận ứ nước ở mọi cấp độ từ nhẹ đến nặng và hầu hết đều bị thận ứ nước bên thận phải cao hơn bên thận trái. CÁC DẤU HIỆU THEO TỪNG CẤP ĐỘ 1, 2, 3, 4 CỦA BỆNH THẬN Ứ NƯỚC KHI MANG THAI Bệnh thận ứ nước ở mẹ bầu cũng được chia ra làm 4 cấp độ giống như thận ứ nước ở các đối tượng khác. Mỗi cấp độ sẽ gồm các triệu chứng điển hình như: – Giai đoạn đầu: Là giai đoạn bệnh vừa khởi phát, lượng nước ứ đọng trong thận không đáng kể nên mẹ bầu vẫn có thể đi tiểu bình thường và rất khó để phát hiện bệnh. – Giai đoạn 2: Những triệu chứng trong giai đoạn này sẽ rõ ràng hơn. Kết quả thăm khám cho thấy cầu thận bị sưng lên khoảng 10 - 15mm kèm theo các triệu chứng đau nhức hông, đau vùng mạn sườn; cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội và có thể lan xuống cả vùng háng. – Giai đoạn 3: Tình trạng nhức sưng và ứ nước nặng hơn. Kích thước cầu thận lúc này khoảng 15mm, thận giãn nở lớn. Đến giai đoạn này người mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ có ít nước kèm theo đau rát, khó chịu và thỉnh thoảng có kèm theo máu. Các cơn đau nhức ngày càng tăng dần về mức độ và tần suất khiến mẹ bầu buồn nôn, choáng váng do thận ứ nước làm giảm khả năng điều hòa máu lên não. Nguồn: ** https://dakhoamientrung.vn/than-u-nuoc-khi-mang-thai-me-bau-cho-nen-lo-lang.html Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Miền Trung.