THẬN Ứ NƯỚC DO SỎI TIẾT NIỆU

Thảo luận trong 'Thuốc Biệt Dược' bắt đầu bởi sirnakarang, 17/4/20.

  1. sirnakarang

    sirnakarang Thành viên mới

    Ứ nước là trạng thái thận bị sưng to hoặc giãn ra do nước tiểu ứ đọng lại trong đường niệu (thận, niệu quản, bàng quang); tình trạng này có thể xảy ra một bên hoặc cả hai thận. Nguyên nhân gây nên thận ứ nước thường do sỏi tiết niệu, sỏi thận làm cho đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn

    Biến chứng nguy hiểm khi thận bị ứ nước
    Suy thận: suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất do ứ nước ở thận gây ra, làm giảm chức năng thận, thận giảm khả năng lọc các chất độc trong cơ thể, lâu dần gây ra các bệnh lý.
    Giảm mức lọc cầu thận: khi mức lọc cầu thận bị giảm cũng đồng nghĩa chất độc hại tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
    Viêm cầu thận: viêm cầu thận cũng là một biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến mạn tính và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

    Các cấp độ ứ nước của thận

    Cấp độ 1: đây là cấp độ ứ nhẹ nhất. Khi thận bị ứ nước độ 1, người bệnh thường gặp một số triệu chứng như: đau vùng lưng hoặc hông; tiểu nhiều, tiểu đêm; huyết áp tăng cao. Đặc biệt tiểu về đêm và tiểu ít, tiểu nhiều lần làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh; nếu kéo dài sẽ gây mệt mỏi, tinh thần giảm sút, stress nặng. Ứ nước cấp độ 1 chưa gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu không có phương pháp điều trị sớm sẽ gây ứ nước mức độ nặng hơn, đặc biệt đối với trẻ.
    Cấp độ 2: so với ứ nước cấp độ 1, ở cấp độ này các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn khi đài thận và bể thận giãn ra. Người bệnh gặp các triệu chứng đau tức hông, thắt lưng, mạn sườn; đau lan từ trên xuống dưới và ra sau, kéo dài 30 phút đến vài tiếng; đau theo cơn hoặc âm ỉ. Người bị thận ứ nước độ 2 thường gặp các biểu hiện của nước tiểu bị rối loạn cô đặc (tiểu buốt, rắt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, nước tiểu đục, đôi khi lẫn máu).
    Nhiều người lo ngại rằng liệu ứ nước độ 2 có phải mổ hay không? Theo ý kiến chuyên gia, đối với trường hợp thận ứ nước nhẹ (độ 1, độ 2) chưa cần phải can thiệp ngoại khoa để điều trị. Với tình trạng ứ nước do sỏi, việc loại bỏ sỏi ra ngoài sớm sẽ làm giảm tình trạng ứ nước trong thận. Người bệnh cần chú ý uống bổ sung nhiều nước hằng ngày, ăn nhạt, không nên nhịn tiểu và thăm khám thường xuyên (3 tháng/lần) để đánh giá chức năng thận.

    Cấp độ 3: cấp độ này, giai đoạn bắt đầu nặng, thận đã có những tổn thương 70-75%, đài và bể thận phình ra đến mức khó phân biệt. Ứ nước độ 3 làm thận bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng thận, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, thiếu máu; đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu màu sậm hoặc nhợt nhạt, có bọt; rối loạn tiêu hóa (táo bón và có nguy cơ sưng phù mặt, chân tay, mắt. Khi bệnh sỏi thận gây nên ứ nước độ 3 sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
    Cấp độ 4: giai đoạn này, ứ nước ở độ nặng, thận bị tổn thương khoảng 75-90%, chức nặng thận bị suy giảm nặng nề dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm, bệnh nhân bị sưng phù mặt, chân tay, mắt; có thể tiểu tiện ra máu; tăng nguy cơ suy thận. Để điều trị bệnh thì bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

    Ứ nước do sỏi tiết niệu gây ra nặng dần theo từng cấp độ 1, 2, 3, 4. Nguyên nhân là do bệnh không được phát hiện và điều trị sớm khi ở giai đoạn nhẹ. Vì vậy, cần thăm khám chức năng thận định kỳ để phát hiện sớm sỏi trong thận, đường tiết niệu, loại bỏ ra ngoài sớm bằng phương pháp phù hợp, giảm nguy cơ gây ứ nước trong thận.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. hungle2903

    hungle2903 Thành viên

    TDBS - ĐỒNG PHỤC HÀ THÀNH - Xưởng may hình ảnh tạp dề Thành phố Hà Nội
    [​IMG]