Thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 10/12/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Tố tụng trọng tài được hiểu là tổng thể các quy định pháp luật về việc đưa tranh chấp giải quyết tại trọng tài và trình tự, thủ tục giải quyết bằng trọng tài đối với tranh chấp đó. Trình tự tố tụng trọng tài về cơ bản bao gồm các giai đoạn sau đây:

    Trong điều khoản trọng tài, các bên có thể thỏa thuận về việc xác định phạm vi những tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên, việc xác định phạm vi giải quyết bằng trọng tài cần phải dựa trên sự quy định của pháp luật.

    Luật lệ trọng tài các nước đều có quy định về các loại hình tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài. Ví dụ, theo Luật Trọng tài Braxin, những người có khả năng ký hợp đồng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ có quyền quyết định. Luật Trọng tài Trung Quốc quy định có thể giải quyết bằng trọng tài đối với mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu. Luật Trọng tài Thuỵ Sĩ lại có cách tiếp cận khác, theo đó mọi quyền lợi của các bên đều có thể giải quyết bằng trọng tài trừ trường hợp quyền xét xử bắt buộc dành riêng cho cơ quan Nhà nước nhất định có thẩm quyền. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp, điều khoản trọng tài là thoả. thuận do các bên tham gia hợp đồng cam kết đưa ra trọng tài mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    Điêu 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định rõ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài bao gồm:

    1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
    2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
    3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

    Trường hợp các bên đã xác định loại hình tranh chấp để giải quyết bằng trọng tài nhưng tranh chấp đó lại không thuộc loại có thể được giải quyết bằng thủ tục trọng tài và cơ quan trọng tài đã tiến hành giải quyết tranh chấp, hoặc trọng tài ra phán quyết nhưng lại vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền xét xử của trọng tài, hoặc phán quyết mâu thuẫn với chính sách công và các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quốc gia thì luật pháp về trọng tài của nhiều nước và nhiều quy tắc trọng tài của các tổ chức quốc tế cho phép toà án có thể xem xét lại và đình chỉ thi hành phán quyết của trọng tài. Ví dụ theo Luật Trọng tài Malaysia, Tòa án tối cao có quyền hủy bỏ phán quyết trọng tài nếu Trọng tài viên xét xử vượt quá thẩm quyền của mình hoặc phán quyết vi phạm trật tự công cộng, hoặc theo Bộ luật Tố tụng dân sự Indonesia, Toà án có quyền hủy bỏ phán quyết nếu phán quyết được lập ngoài phạm vi được quy định trong thỏa thuận trọng tài. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có bổ sung 1 số điểm mới khi thành lâp công ty.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng