Đạo thất bại

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 28/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Trong nhiều công việc, chứ không chỉ riêng kinh doanh, tôi đã từng thất bại, và lần sau bao giờ cũng đau đớn, khổ sở hơn lần trước. Tôi cũng không có ý thức gì về việc đó, việc duy nhất tôi nghĩ tới là mơ rằng nó chưa từng xảy ra, những lỗi lầm ngớ ngẩn ấy. Nhưng sau này, càng lớn lên tôi mới càng thấy, hãy học cách thất bại tốt hơn (fail better!) để tới gần thành công hơn. Dưới đây xin chia sẻ với anh/chị Đạo Thất bại của tôi!

    1. Chuẩn bị trước

    Nghe có vẻ hài hước, đang hỏi xem làm như thế nào khi gặp thất bại thì nhà ông này lại khuyên mình đừng thất bại! không phải vậy, ý của tôi ở đây là trước khi làm hãy hình dung cảnh mình thất bại trước đi, cái này người Việt ít làm. Vì chúng ta quen “đếm cua trong lỗ”, kiểu “anh bảo, lãi như thế, thị trường như thế, sản phẩm lại ngon, thua làm sao được?”. cứ thế tới lúc thất bại chúng ta mới thấy khủng khiếp. Thực tế, thiệt hại của thất bại lại không làm chúng ta cảm thấy suy sụp bằng việc nản chí và tinh thần xuống thấp. Đó mới là “nhà tù” khủng khiếp hơn, nó khiến chúng ta không dám bước ra khỏi đó, và có bước ra cũng là run rẩy, sợ sệt! Người Mỹ thành công vì cha ông họ đi theo triết lý như này: Hãy nghĩ tới cái đẹp nhất, nhưng chuẩn bị cho cái xấu nhất! Khi mọi thứ được rà soát, chúng ta đang kiểm soát tốt mọi thứ trong phạm vi của mình, vậy thì chả còn gì phải lo lắng nữa!

    2. Khi thất bại, chúng ta có xu hướng rủa xả bản thân hoặc tìm cách tránh né không dám nghĩ tới nó

    Cách thứ nhất hay hơn! Hãy để mình chìm xuống tận đáy, về mặt tinh thần, và lúc đó hãy hỏi bản thân câu này: có thể tệ hơn nữa không? Nếu chưa chết tức là mai vẫn phải sống và thức dậy, thế thì dậy và làm cái gì đi. Ngoài ra, trong mục này tôi vẫn còn một vũ khí khác, đó là gia đình, nếu tôi thất bại, và thất bại đó gây ảnh hưởng tới gia đình tôi, thì tôi sẽ không thể cho phép mình gục ngã. Hãy nhìn những người quanh bạn, do bạn không thể thất bại để họ đau khổ, có lẽ bạn chỉ còn một đường, đó là Thành công! Tôi đã từng kể mình toát mồ hôi hột dạy giữa đêm khi thấy mình lôi vợ con vào vụ làm ăn rủi ro của mình, và thế là tôi chỉ còn một cách để cố mà thoát ra. Và để chìm như thế, chúng ta tới tận đáy, lúc ấy chỉ còn một hướng, đó là ĐI LÊN!

    3. Về mặt thể chất, khi thất bại, đau khổ tới cùng rồi, thì bạn sẽ rất mệt, quan điểm là:

    Nếu thức để đau khổ mà giải quyết được thì tôi sẽ thức cùng bạn, còn nếu không, hãy đi ngủ! còn chưa mệt đủ để đi ngủ? hãy làm gì đó, nhảy dây, chạy bộ, đấm bao cát cho tới khi bạn rũ ra vì mệt thì thôi! Và, lại đi ngủ! Tới các bậc chân sư trong đạo Phật còn dạy ta: Từ - Bi – Hỉ - Xả, vậy thì tại sao chúng ta không tạm Xả các tội của mình trong chốc lát, để nó không còn ám ảnh mình nữa?

    4. Hãy xem lại thất bại của mình từng bước từng bước 1, các võ sĩ của sàn UFC thường phải làm thế, vì bao giờ cũng vậy, một trận đấu dài 25 phút của họ đôi khi chỉ thua do một hành vi bất cẩn hoặc để lộ ý định quá rõ

    Khi xem lại như vậy, họ coi nó là sheer business, làm sai thì thua chứ không phải để nguyền rủa mình, “mày ngu chưa, dốt chưa? Ai bảo mày làm thế?”. Họ tập trung vào động tác mình đã làm gây ra sai lầm. Khi còn tập Vịnh Xuân trong một cữ tập tôi dính đòn, đột nhiên Sư phụ đi tới, mắng tôi tơi tả “Tại sao mày không đánh lại?”. Lúc đó tôi mới ngộ ra, hóa ra cứ tới lúc phản đòn trong những tình huống mà võ thuật gọi là “so đòn” hay “nhập nội” – tức là tôi có thể đánh lại đối thủ hoặc đối thủ có thể đánh tôi, tỷ lệ 50/50, là tôi lúng túng, về sau mới phát hiện ra tôi sợ làm người khác đau! Một cái trở ngại nghe lạ nhưng rất khó bỏ. Tới lúc tôi phải nghĩ là tập võ thì không phải ghét nhau mới làm nhau đau thì lúc đó mới thoát được khỏi tâm lý đó!

    5. Sau cùng, tôi vẫn nhớ một câu mà dùng theo nghĩa xấu thì nó xấu mà dùng theo nghĩa tốt thì nó tốt:

    Fake it until you make it! Hãy cứ làm đi, hoặc thậm chí là giả vờ cho tới khi bạn thành công. Nghĩa tích cực của câu này, một khi bạn chưa tự tin thì hãy cố gắng mà tỏ ra tự tin đi, cho tới khi thực sự bạn thành người như bạn đang muốn trở thành. Lần đầu tiên xuống nhận địa bàn với tư cách Giám đốc Bán hàng, tôi mới 25 tuổi, tôi có 15 tỉnh, 150 nhân viên, nhiều người dày dạn hơn tôi trong nghề sales và già gần bằng tuổi bố tôi! Tôi có hoảng sợ, và vì lo sẽ quên điều gì đó, tôi mang theo một chiếc máy ghi âm Panasonic nhỏ để ghi lại các cuộc họp trong khi mình chỉ làm việc duy nhất là đặt câu hỏi theo kịch bản lập sẵn và cố tỏ ra là mình tự tin. Tôi chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi cuối ngày tôi đã không để lộ một chi tiết nào thể hiện mình lo lắng. Và sau 3 tháng ở địa bàn thì tôi bắt đầu bắt kịp guồng công việc!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng