Tenugui là một nét văn hóa có từ lâu đời của người Nhật, họ thường gói ghém đồ đạc trong những chiếc khăn họa tiết đơn giản những nhã nhặn. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và công dụng của loại khăn nổi tiếng này nhé! Vẻ bề ngoài khiêm tốn Nếu chỉ nhìn từ vẻ bề ngoài, dường như chẳng có gì nhiều để nói về một tấm tenugui. Mỏng dính cùng những mép, rìa tua tủa những sợi chỉ tước, chúng thậm chí còn mang tới ấn tượng về một vật dụng của người nghèo. Sự thật là, tenugui vốn dĩ chỉ là một tấm vải cotton hết sức đơn thuần và đúng là có thể được sử dụng làm khăn lau tay hay giẻ lau trong nhà. Tên gọi của chúng 手拭い (te-nugui) được ghép bởi 手(te) có nghĩa là tay, và 拭う(nuguu) để chỉ hành động lau chùi. Một vật dụng dùng để lau chùi bằng tay. Cái tên kém hoa mĩ, cùng bề ngoài vốn thơ sơ, đơn giản, trước khi có sự sáng tạo bùng nổ của nền văn hóa đương đại, người ta chẳng thấy gì ở một chiếc tenugui nhiều hơn một chiếc khăn lau tay cũ kĩ, hay một tấm giẻ chùi đã tước vải. Nhưng ngày nay, tenugui đã trở thành một trong những dấu ấn văn hóa, một món quà lưu niệm mà ẩn chứa trong mỗi đường nét hoa văn tinh tế đều thấm đẫm hương sắc của đất nước mặt trời mọc. Nguồn gốc Được sinh ra trong thời Heian (794-1192), thời đại được mệnh danh là “kỉ nguyên ánh sáng của văn hóa Nhật Bản” đánh dấu sự ra đời của nhiều tên tuổi đình đám như bảng chữ Kana, thơ Waka, tranh Yamato cùng với “sử thi Nhật Bản” Genji Monogatari, những dấu ấn riêng của tenugui vô tình trở nên mờ nhạt trên dòng chảy lịch sử. Thực ra, tenugui của thời Heian lại là một sản phẩm khá “sang chảnh”. Dù chỉ đơn giản là những tấm vải hình chữ nhật dệt từ lụa mịn hay sợi gai dầu, tenugui được sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ truyền thống hay nghi thức tôn giáo linh thiêng. Vào thời mà kĩ thuật sản xuất công nghiệp chưa được phát triển, việc dệt nên một sản phẩm thủ công như thế đòi hỏi nhiều công sức cũng như chi phí. Chính vì vậy, giá thành của một chiếc tenugui là khá cao so với nhu cầu đại chúng. Trở nên nổi tiếng Qua thời Heian, công nghệ dệt vải đã được phát triển và cải tiến suốt các thời đại Kamakura và Edo giúp giảm giá thành và tăng sản lượng cho các sản phẩm từ vải. Vừa túi tiền lại còn dễ sử dụng, tenugui nhanh chóng được yêu thích bởi giới bình dân. Dày dặn hơn so với giấy, lại có thể giặt đi để dùng lại, quan trọng hơn cả, tenugui vô tình đáp ứng được xu hướng của thời đại để trở thành khi thì chiếc khăn quấn quanh đầu, thắt lưng, khăn tay, lúc lại là những chiếc khăn gói đồ vừa kín đáo, lại vừa thẩm mĩ. Thiên biến vạn hóa với vô số các công năng, từ được ưa thích, tenugui trở thành cần thiết trong cuộc sống của người Nhật. Thậm chí, không chỉ được dùng để lau dọn nhà cửa, tenugui còn có thể được dùng làm khăn lau người khi tắm. Cùng với sự phổ biến của suối nước nóng cùng thói quen tắm rửa thường xuyên, tenugui lại càng trở nên nổi tiếng hơn nữa. Không chỉ khi tắm rửa, tenugui cũng được dùng phổ biến trong các lễ hội truyền thống, dưới dạng khăn đeo đầu, thắt lưng… Các võ sĩ kendo mang tenugui quanh đầu giúp họ thấm mồ hôi cũng như để bảo vệ đầu họ bên dưới lớp mũ bảo hộ. Hình ảnh những tên trộm Nhật Bản sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi buộc tenuguidưới mũi, dùng để che đi khuôn mặt của chúng như một chiếc mặt nạ. Bạn tiếp tục tìm hiểu tiếp ở đây nha: >>>Tenugui, gói ghém văn hóa Nhật Bản trong những chiếc khăntay >>> MỜI BẠN GHÉ THĂM TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT KOSEI <<<
ĐỒNG PHỤC HÀ THÀNH chuyên: * Đồng phục: Văn phòng/ Sản xuất/ Dịch vụ * Tạp dề: Quán cafe/ Nhà hàng/ Spa/ Salon tóc/ Nails/ Barista * Mũ: Đồng phục/ Du lịch/ Quà tặng * Thẻ tên Nhân viên: Thẻ cài áo/ Thẻ nam châm/ Thẻ thay tên Hỗ trợ In/thêu lấy nhanh. Nhận đặt SL ít Liên hệ ĐẶT HÀNG -> TẠI ĐÂY !
ĐỒNG PHỤC HÀ THÀNH chuyên: * Đồng phục: Văn phòng/ Sản xuất/ Dịch vụ * Tạp dề: Quán cafe/ Nhà hàng/ Spa/ Salon tóc/ Nails/ Barista * Mũ: Đồng phục/ Du lịch/ Quà tặng * Thẻ tên Nhân viên: Thẻ cài áo/ Thẻ nam châm/ Thẻ thay tên Hỗ trợ In/thêu lấy nhanh. Nhận đặt SL ít Liên hệ ĐẶT HÀNG -> TẠI ĐÂY !