Cloud Server cũng tương tự như VPS, cung cấp cơ sở hạ tầng ảo để lưu trữ thông tin và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, khác với VPS, Cloud Server được nâng cấp thêm công nghệ điện toán đám mây. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Cloud Server hiện là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Hình 1: Cloud Server cũng tương tự như VPS, cung cấp cơ sở hạ tầng ảo để lưu trữ thông tin và xử lý dữ liệu 1. Những tính năng của cloud server So với dòng máy chủ trước đi thì Cloud Server, công nghệ điện toán đám mây mang lại những tính năng ưu việt hơn hẳn, giúp tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể: 1.1. Cloud Server có thể truy cập từ xa Thông qua các thiết bị thông minh có kết nối internet như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… bạn có thể quản lý, truy cập, chia sẻ toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng này. 1.2. Dễ dàng để quản lý Với giao diện quản lý server thân thiện, đơn giản là nền tảng web 2.0, bạn có thể cài đặt lại server, quản lý tài nguyên,… cùng những tính năng khác rất dễ dàng. Hình 2: Cloud Server dễ dàng quản lý, chỉ cần thiết bị thông minh có kết nối internet 1.3. Nâng cấp đơn giản Nếu nguồn tài nguyên hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thì không cần thuê thêm máy chủ mới mà bạn hoàn toàn có thể mở rộng, nâng cấp tài nguyên cho cloud một cách nhanh chóng theo nhu cầu. 1.4. Hoạt động ổn định Các server đều được theo dõi trạng thái tự động và nếu một trong các server gặp sự cố thì các dữ liệu lưu trữ trong server đó sẽ được chuyển sang các tài nguyên khác trong cloud. Điều này đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, mượt mà. 1.5. Hệ điều hành riêng Bất kỳ hệ điều hành nào được hỗ trợ công khai đều có thể cài trên cloud server như Linux, Fedora,… 1.6. Cấu hình cao và chuyên dụng Với hệ thống server từ các nhà sản xuất hàng đầu, cloud server mang lại cấu hình cực khủng và nền tảng vững chắc. 2. Những thông số liên quan đến cloud server Khi tìm đơn vị cung cấp dịch vụ cloud server, bạn cần đặc biệt chú ý đến 4 điểm sau: 2.1. Hỗ trợ kỹ thuật Đây là điều ưu tiên số 1 bởi lúc vận hành, bất kỳ thiết bị nào, dù có tốt đến đâu cũng có thể gặp sự cố. Lúc này, hỗ trợ kỹ thuật kịp thời sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng. Hình 3: Việc hỗ trợ nhanh chóng sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại Yêu cầu cơ bản nhất với đơn vị cho thuê máy chủ ảo là: đội ngũ kỹ thuật chuyên môn dày dặn, tư vấn nhiệt tình và kỹ càng, khi gặp sự cố hỗ trợ nhanh chóng. 2.2 Uptime (Thời gian hoạt động) Thời gian hoạt động của máy chủ ảo là khoảng thời gian mà 1 hệ thống Server hoạt động không bị gián đoạn. Nó thể hiện trực tiếp hoạt động của Server cũng như hiệu quả hoạt động của nó. Khi chỉ số Uptime của máy chủ ảo thấp, website không thể hoạt động hoặc hoạt động không ổn định. Uptime phụ thuộc vào 3 yếu tố là: hệ thống vật lý, các giải pháp xử lý và trung tâm dữ liệu. Với công nghệ hiện đại hiện nay, thời gian Uptime mà các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo VPS được nâng cao, có thể đáp ứng lên tới 99%. 2.3. Storage (Bộ nhớ) Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ xử lý của cloud server là bộ nhớ. Trong đó, bạn cần xem xét tới 2 khía cạnh quan trọng nhất là độ xử lý của server và dung lượng. Hãy trao đổi thật rõ ràng nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp để đơn vị cung cấp có thể tư vấn cho bạn loại phù hợp. Hiện có 2 loại storage là HDD và SSD. HDD (Hard Disk Drive): ưu điểm của bộ nhớ này là giá thành rẻ và có khả năng lưu trữ dung lượng lớn. Nhược điểm là truy xuất dữ liệu chậm, có nguy cơ mất dữ liệu cao. Chính những điều này khiến HDD hiện nay không còn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng. SSD (Solid State Drive): là loại mới được phát triển trong những năm gần đây nhưng ngày càng được yêu thích bởi khả năng truy xuất dữ liệu nhanh cũng như có độ bền cao. Khả năng truy xuất dữ liệu của loại này cao gấp 3 lần so với HDD. So với ổ cứng HDD truyền thống, ổ SSD thực sự có sức cạnh tranh lớn khi cải thiện được độ bảo mật dữ liệu, sức mạnh, tốc độ và điện năng tiêu thụ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả 2 loại Storage này trên 1 máy chủ. 2.4. RAM Hiểu đơn giản đây là bộ nhớ chính của máy tính. Do đó, nếu dung lượng RAM càng nhiều thì tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh, lưu trữ càng lớn. Việc xem xét các thông số về RAM khi lựa chọn máy chủ ảo rất quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, mượt mà. Thường Cloud Server hiện nay cho phép nâng cấp RAM trên 16GB. Hình 4: RAM càng lớn, tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh 2.4. CPU Khi thuê cloud server, không thể bỏ qua tiêu chí CPU, được đánh giá dựa trên các tiêu chí như số luồng, bộ nhớ đệm, số nhân, số HZ. Cần căn cứ vào nhu cầu để lựa chọn CPU cho phù hợp, có như thế Cloud Server mới hoạt động ổn định và nhanh. 2.5. Băng thông Đây chính là lưu lượng được phép truyền tải đi, thường các nhà cung cấp sẽ có các gói cước có băng thông giới hạn và không giới hạn. Bạn nên lựa chọn loại băng thông càng rộng càng tốt, nhưng cũng cần cân đối với chi phí. 3. Ưu nhược điểm của Cloud Server, công nghệ điện toán đám mây Phân tích ưu nhược điểm của Máy chủ ảo điện toán đám mây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về dịch vụ này, từ đó đưa ra quyết định xem có nên áp dụng cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân hay không. 3.1. Ưu điểm Không phải ngẫu nhiên mà Cloud Server được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Những ưu điểm dưới đây chắc chắn sẽ làm hài lòng bất kỳ ai sử dụng dịch vụ này: – Tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều so với tốc độ máy chủ VPS. – Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư hệ thống máy chủ thật cũng như nguồn nhân lực vận hành cùng các vấn đề chi phí phát sinh khác. – Phù hợp với nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến nghiên cứu khoa học. – Khả năng nâng cấp, thu hẹp đơn giản, nhanh chóng. – Có thể dễ dàng sửa chữa và cải thiện về tính năng. – Khả năng bảo mật tốt bởi mô hình bảo mật 3 lớp. – Khắc phục được các nhược điểm về vật lý và địa lý của máy chủ vật lý. Người dùng có thể truy cập vào hệ thống ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần có thiết bị thông minh và internet. Hình 5: Một trong các nhược điểm của Cloud Server là tính bảo mật, tương tự các máy chủ khác 3.2. Nhược điểm Mô hình nào dù hoàn hảo đến đâu vẫn có những nhược điểm. Một trong những nhược điểm lớn nhất của Cloud Server là vấn đề mất dữ liệu và tính bảo mật. Việc này có thể bị xảy ra khi lỗi hệ thống hoặc hacker tấn công. Liên hệ IDC nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan hoàn toàn miễn phí qua: Hotline: 0358.666.922 Địa chỉ: Tầng 10 Tòa nhà Đại Phát, 82 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty Cổ phần Công nghệ và Giải pháp trực tuyến IDC. IDC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. Mời bạn xem thêm tại IDC Online !