Tách khẩu sau ly hôn như thế nào?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 22/2/19.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Sau khi ly hôn chồng con gái tôi muốn chuyển hộ khẩu về gia đình tôi nhưng gia đình nhà chồng không cho mượn hộ khẩu gốc và không chịu ký vào bất cứ giấy tờ gì. Sống chung với nhau được 03 năm không có hạnh phúc, sau khi ly hôn họ đòi giành quyền nuôi con, đòi phân chia tài sản, phải sau hơn 1 năm mọi vấn đề mới được giải quyết xong. Nay nhà chồng và chồng nó lại tiếp tục làm khó con tôi. Tôi muốn hỏi luật sư có cách nào hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 25 của Luật cư trú thì thực hiện việc tách hộ khẩu phải có sự động ý của chủ hộ. Còn trường hợp bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, sau đó tiến hành xóa đăng ký thường trú tại hộ khẩu nhà chồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 22 luật cư trú. Tuy nhiên, bạn cũng bắt buộc phải có sổ hộ khẩu để làm thủ tục cấp giấy chuyển khẩu theo Điều 28 Luật cư trú. Vì vậy, nếu gia đình chồng của con bạn không cho mượn sổ hộ khẩu gốc thì con bạn liên hệ Công an quản lý hộ khẩu yêu cầu họ can thiệp để đảm bảo quyền lợi cho mình.

    Theo Điều 10 khoản 8 - Thông tư 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014, người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167 năm 2013 về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú , thì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng