Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều nhà cung cấp cho ra đời phần mềm bán hàng online và cả offline. Với các chức năng cũng như cách sử dụng khác nhau khiến người dùng cảm thấy phân vân trong việc lựa chọn giữa hai phần mềm bán hàng này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số ưu và nhược điểm của hai cả hai phần mềm để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về sản phẩm. Phần mềm bán hàng online: 1. Ưu điểm: – Tính linh hoạt và tiện lợi: Hầu hết các phần mềm bán hàng online đều chạy trên trình duyệt web mà không cần cài đặt. Bạn có thể quản lý, cập nhật dữ liệu của cửa hàng và làm việc ở mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị di động và mạng internet. – Có nhiều mức giá lựa chọn: Bạn có thể lựa chọn các giá cước khác nhau phù hợp với công việc, thường được tính cố định cho 6 tháng hay 1 năm hoặc dùng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Điều này giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. – Tính bảo mật: Phần mềm bán hàng online được xây dựng trên nền tảng công nghệ Điện toán đám mây tiên tiến nhất hiện nay, vậy nên sẽ giúp khách hàng không bị mất dữ liệu ngay cả khi máy tính gặp trục trặc và có thể tiếp tục cập nhật khi máy tính trở lại bình thường. – Chức năng: Phần mềm bán hàng online cung cấp khá nhiều chức năng hỗ trợ tối đa cho người sử dụng, ngoài ra các chức năng có thể được cập nhật thêm mà không cần mất thêm phí. 2. Nhược điểm: – Bị phụ thuộc vào bên thứ 3, nên nếu trình duyệt mà bị lỗi thì dữ liệu bán hàng cũng có nguy cơ bị mất và bạn không thể làm việc. Thậm chí nếu quá trình bị lỗi chưa đồng bộ từ máy chủ thì việc kiểm soát doanh số trong ngày sẽ bị khó khăn. Làm giảm năng suất bán hàng – Bị phụ thuộc vào internet: Các phần mềm quản lý bán hàng online buộc phải có kết nối internet để thực hiện các thao tác. Nếu có sự cố về mạng sẽ gây ảnh hưởng đến phần mềm và hoạt động của cửa hàng sẽ bị gián đoạn, trì trệ. – Phải trả phí hàng tháng, hàng năm mới thì phần mềm bán hàng online mới được duy trì hoạt động. Phần mềm bán hàng offline: 1. Ưu điểm: – Không phụ thuộc vào internet: Vì phần mềm bán hàng được cài trực tiếp trên các thiết bị cố định nên các tính năng của bán hàng vẫn có thể hoạt động dù có kết nối mạng hay không. Và dữ liệu được lưu trong máy, không đồng bộ ở đâu nên không lo dữ liệu bị đánh cắp. – Người sử dụng có thể chủ động về sự ổn định của phần mềm mà không bị phụ thuộc vào bên thứ 3 nào cả. – Đối với những cửa hàng kinh doanh nhỏ, không cần quản lý nhiều thì phần mềm offline hoàn toàn có thể đáp ứng được các chức năng cơ bản của việc bán hàng như: in hóa đơn, thanh toán, ghi chép báo cáo,.. 2. Nhược điểm: – Người dùng phải đầu tư một khoản lớn để mua phần mềm quản lý bán hàng offline, bên cạnh đấy số tiền phải bỏ ra để sửa chữa khi phần mềm có sự cố cũng không nhỏ. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn nếu bạn sử dụng hiệu quả trong nhiều năm. – Không thích ứng được với sự thay đổi: Vì là phần mềm được cài đặt cố định trong máy sẽ không được cập nhật khi có bản cập nhật mới. Nếu bạn muốn cập nhật thêm các tính năng cao cấp khác thì phải bỏ thêm một khoản chi phí để update nữa. – Sau khi được bán phần mềm, bạn và nhà cung cấp hầu như không còn sự ràng buộc. Nếu gặp phải nhà cung cấp không uy tín thì khi hết hạn bảo hành, bạn sẽ gặp khó khăn khi yêu cầu sửa chữa nếu phần mềm bị lỗi. – Về bảo mật: Mặc dù dữ liệu được lưu vào máy cá nhân nhưng do không được đồng bộ hóa ở đâu nên khi máy tính bị virus, bị hack, hỏng ổ cứng,.. thì rất khó để lấy lại. Với những tính năng trên, phần mềm quản lý bán hàng online sẽ phù hợp với những mô hình kinh doanh vừa và lớn, đáp ứng đầy đủ các tính năng nâng cao để mang lại hỗ trợ tốt nhất cho người dùng. Còn với những người kinh doanh nhỏ, không thích phần mềm có quá nhiều chức năng hay tại những nơi kinh doanh ở những vùng internet yếu thì phần mềm bán hàng offline là một sự lựa chọn hiệu quả. Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng fanpage Abit để kinh doanh online hiệu quả. Liên hệ 02466748888 để được biết thông tin chi tiết và được tư vấn miễn phí nhé! Chúc các bạn thành công! Nguồn: Internet