Ngực chảy xệ là hệ quả tất yếu sau khi mang thai và cho con bú. Giống như một tòa nhà, khi nền móng khong còn bền vững thì nó sẽ nghiêng vẹo. Vú càng phát triển lớn thì quá trình chảy xệ càng diễn tiến nhanh. >>>>> Tìm hiểu làm hồng vùng kín bao nhiêu tiền Yếu tố khiến ngực ngày càng sa trễ đến từ nguyên nhân khách quan và cả chủ quan. Lý do khách quan Trong quá trình mang thai: Trong quá trình mang thai, kích thước cơ thể tăng lên đáng kể, trong đó có bầu ngực. Sự phát triển nhanh chóng của tuyến sữa cùng với các mô tuyến vú khiến cho kích cỡ vòng 1 thay đổi đột biến. Phần cơ ngực bị kéo giãn và làn da ở ngực căng ra. Vì vậy, khả năng nâng đỡ của dây chằng và cơ ngực bị giảm, khiến cho ngực bị chảy xệ sau sinh. Sau khi cai sữa cho bé Sau khi cai sữa, ngực không còn phải căng ra để chứa sữa nữa. Nhưng lúc này, da ngực, cơ và các tổ chức liên kết của vú đã bị kéo giãn. Lúc này, ngực không còn được căng tròn và rủ xuống nhanh chóng. Lý do chủ quan Không mặc áo ngực hoặc mặc áo ngực không phù hợp Nhiều mẹ bé thường để ngực trần sau sinh để tiện cho con bú. Nếu mặc cũng sẽ sử dụng những chiếc áo rất mỏng để tạo sự thoải mái nhất khi mặc. Các mô tuyến vú và sữa phát triển mạnh giai đoạn mang thai và cho con bú. Điều đó khiến cho bầu ngực tăng trưởng mạnh về kích cỡ. Vì thế nếu không được nâng đỡ cẩn thận sẽ nhanh chóng trở nên chảy xệ. Hãy nhớ, lúc này, hệ thống sinh lý bị thay đổi. Chúng ta áp dụng thêm các phương pháp vật lý khác như áo ngực sẽ giúp cho phần ngực được “neo giữ” tốt hơn. Cho con bú không đúng cách: Cho con bú cũng cần ngồi đúng tư thế. Thẳng lưng và chú ý để trẻ bú đều cả 2 bên. Có thể áp dụng cho trẻ bú tư thế nằm. Nhưng sau đó phải massage và cho bé bú bên đối diện, nằm nghiêng lại. Điều đó giúp cân bằng hai bên vú. >>>>> Tìm hiểu sinh con xong ngực bị chảy xệ không?