Mốc siêu âm thai 9 tuần tuổi quan trọng ra sao? Siêu âm thai 9 tuần tuổi là một trong những mốc siêu âm quan trọng đối với mẹ bầu. Vậy nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chị em cần đi siêu âm vào giai đoạn này cũng như nên thực hiện siêu âm bụng hay đầu dò nhé! 1. Có nên siêu âm thai vào thời điểm thai nhi được 9 tuần tuổi không? Vì sao? Mẹ bầu thường được khuyên nên đi siêu âm thai vào thời điểm thai nhi được 9 tuần tuổi. Bởi thời điểm này là mốc quan trọng với thai nhi vì bé đã bắt đầu bước sang giai đoạn bào thai và các mô, các bộ phận cơ thể phát triển nhanh chóng. Giai đoạn này bé không chỉ có sự phát triển về kích thước và trọng lượng mà còn đã xuất hiện tim thai. Siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng phát triển và sức khỏe của bé, giúp mẹ nhìn thấy một số bộ phận rõ nét và sự chuyển động của con trong bụng mẹ, nghe được nhịp tim thai. Và theo các mốc khám thai quan trọng nhất chuẩn của Bộ Y tế, sau khi trễ kinh ít nhất 3 tuần bạn đã có thể đi siêu âm vì thế khi thai nhi đã được 9 tuần tuổi, mẹ có thể đi khám thai. Khi khám thai ở tuần thứ 9, sẽ giúp bác sĩ: Giúp kiểm tra sức khỏe thai kỳ, xác định xem mẹ bầu có thực sự mang thai hay không? Kiểm tra, đánh giá sức khỏe của thai nhi, buồng trứng, tử cung và nhau thai. Kiểm tra nhịp tim của thai nhi Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung Xác định ngày dự sinh, giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn. Kiểm tra tình trạng của nước ối, qua đó, đánh giá tình trạng hiện tại của thai. Phát hiện những dấu hiệu bất thường ở người mẹ như ra máu bất thường hoặc dấu hiệu sảy thai. Theo dõi và đánh giá những yếu tố rủi ro, có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ giúp đánh giá một cách tổng quan về tình trạng thai nhi ở giai đoạn sớm. Do đó, mẹ bầu đừng bỏ qua mốc siêu âm này nhé! Siêu âm thai 9 tuần tuổi là một trong những mốc siêu âm quan trọng. 2. Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò? Bởi vì siêu âm thai 9 tuần tuổi có ý nghĩa quan trọng, đó đó việc lựa chọn phương pháp siêu âm bụng hay đầu dò cũng rất được chú trọng. Hiện nay, thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu tiến hành siêu âm đầu dò khi thai được 9 tuần tuổi, bởi giai đoạn này chưa thích hợp để thực hiện siêu âm bụng. Hơn nữa, siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ quan sát cơ quan sinh dục ở bên trong rõ nét hơn, từ đó, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở thai nhi, đánh giá tổng quan về tình trạng thai nhi, điều mà siêu âm thành bụng khó thấy được ở thời điểm này. Tuy nhiên, thường thì chỉ mẹ bầu có thể chuyển sang siêu âm bụng khi thai nhi đã được 12 tuần tuổi. Lúc này, siêu âm thành bụng sẽ giúp tầm soát và sàng lọc dị tật thai nhi tốt hơn. Thông tin nhận được khi siêu âm thai 9 tuần tuổi Khi siêu âm thai 9 tuần tuổi thì những thông tin mà bác sĩ và mẹ bầu nhận được sẽ bao gồm sự phát triển và thay đổi của mẹ và bé, cụ thể như sau: 1. Đối với mẹ Mẹ sẽ nhận được thông tin liên quan đến tình trạng tử cung, buồng trứng, nước ối hay nhau thai… để biết tình trạng cơ thể có đang ổn định hay không? Có hỗ trợ tốt nhất cho việc mang thai hay không? Mẹ cũng sẽ nhận được thông tin về những bất thường liên quan đến việc ra máu bất thường, từ đó đánh giá nguy cơ sảy thai nếu có. Nhận được thông tin về ngày sự sinh và đánh giá khả năng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. 2. Đối với bé Siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ về tình trạng hiện tại của thai nhi, từ đó đưa ra đánh giá tổng quan hơn. Cụ thể như: Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi Siêu âm sẽ giúp tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ, kèm theo hình ảnh khác liên quan như tử cung, nhau thai… Từ đó, mẹ sẽ thấy video thai nhi 9 tuần tuổi trong tử cung và những hình ảnh khác về vị trí, kích thước, bộ phận cơ thể hay cử động của bé. Đặc biệt, thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, từ đó đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả, an toàn nhất cho cả mẹ lẫn thai nhi. Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi có thể thấy khá rõ ràng. Tần số tim thai ở tuần thứ 9 của thai kỳ Siêu âm vào thời điểm này, mẹ đã có thể nghe được tim thai của trẻ. Bởi thai nhi sẽ bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 5 hoặc muộn hơn là từ tuần thứ 8 đến thứ 10 của thai kỳ. Thường thì tần số nhịp tim thai sẽ khác nhau tùy vào việc thai nhi đang ở tuần thứ bao nhiêu. Trung bình, khi thai ở tuần thứ 9 sẽ có tần số dao động trong khoảng 170 – 180 nhịp/ phút. Sự phát triển của thai nhi Khi ở tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu bước sang giai đoạn bào thai và các mô, các bộ phận cơ thể phát triển nhanh chóng. Vì thế khi siêu âm sẽ thấy rõ các bộ phận của bé, các màng và lông tơ trước đây sẽ biến mất. Đồng thời, có thể quan sát một số chuyển động cả bên ngoài và bên trong của bé. Cụ thể: Nhìn thấy rõ về mắt, mũi, miệng, các chi tiết trên khuôn mặt bé; cột sống; móng tay, móng chân của bé được hình thành. Quan sát các khớp vai, đầu gối, mắt cá nhân, khuỷu tay sẽ được bé bắt đầu chuyển động; đặc biệt các bộ phận như ruột, gan, não, thận,… cũng bắt đầu hoạt hoạt. Và kể từ thời điểm tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng, tăng chiều dài gấp đôi và hoàn thiện các bộ phận khác trên cơ thể. Siêu âm thai 9 tuần tuổi giúp phát hiện sự phát triển của thai nhi một cách chi tiết. Lưu ý khi siêu âm thai 9 tuần tuổi Để quá trình siêu âm thai 9 tuần tuổi diễn ra thuận lợi, thì khi đi siêu âm, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: 1. Quy trình siêu âm thai Mẹ bầu cần nắm rõ quy trình siêu âm để có thể chuẩn bị sẵn sàng khi đi siêu âm, tránh những trường hợp không thể siêu âm, làm mất thời gian của cả mẹ bầu lẫn bác sĩ. Cụ thể, quy trình siêu âm sẽ được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thăm khám tổng quan, đánh giá tình trạng hiện tại của mẹ bầu, kiểm tra xem có đủ điều kiện siêu âm không? Bước 2: Bác sĩ sẽ bôi một lớp keo siêu âm chuyên dụng lên bụng mẹ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình siêu âm. Bước 3: Tiến hành siêu âm và đánh giá tình trạng mẹ bầu lẫn thai nhi. Bước 4: Trả kết quả siêu âm, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc thai kỳ và hẹn thời gian siêu âm tiếp theo. Quy trình siêu âm thai nhi luôn phải tuân thủ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. 2. Cần làm gì sau khi siêu âm thai 9 tuần tuổi? Sau khi kết thúc quá trình siêu âm, mẹ bầu có thể chờ lấy kết quả và ra về mà không phải lo lắng gì, chỉ trừ trường hợp mẹ bầu được chỉ định tiến hành thêm các xét nghiệm liên quan khác. Hơn nữa, mẹ bầu hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc hoặc những điều cần lưu ý trong suốt thai kỳ để tránh những vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên, thông thường, sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu tiến hành xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ, từ đó lên kế hoạch dùng thuốc hoặc ăn uống để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, mẹ bầu cũng sẽ cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và xét nghiệm nước tiểu để theo dõi nồng độ protein trong cơ thể. Hy vọng những thông tin trên đây về siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé! Nguồn: https://phuongnamhospital.com/sieu-am-thai-9-tuan-tuoi/ Thông tin liên lạc: Phòng khám đa khoa Phương Nam Đa khoa phương nam là địa chỉ siêu âm uy tín chất lượng, cung cấp các dịch vụ siêu âm như: siêu âm tim, siêu âm u xơ tử cung, siêu âm u nang buồng trứng, siêu âm ung thư gan, siêu âm u mỡ, siêu âm tĩnh mạch chân, siêu âm tuyến vú, siêu âm tinh hoàn, siêu âm hệ tiết niệu, siêu âm tuyến giáp,.... Address: 81 Phan Đình Phùng Phường 1, Đà Lạt Hotline: 1900 633698 - 0263 7303698 Email: phuongnamclinic@gmail.com