Chào Anh/Chị/Em (trong bài viết cho Khoa xưng chung là Bạn để gần gũi hơn) – bài lần trước viết Khoa nhận rất nhiều like, comment cũng như inbox về việc cải thiện giấc ngủ - và phát hiện trong Group chúng ta rất nhiều bạn đang thực hiện ngủ theo PS, thật sự rất tuyệt vời. Link bài cũ về PS để Anh/chị/em xem lại: https://www.facebook.com/groups/QuanTrivaKhoiNghiep/permalink/1931833100369062/ Kỳ này Khoa sẽ giới thiệu đến Anh/Chị/Em phương pháp đầu tiên của PS: Segmented Sleep (SS) Tính đến thời điểm hiện tại, Group chúng ta đang có hơn 36k thành viên – chắc chắn mỗi thành viên chúng ta có thời gian ngủ cũng như cách ngủ là hoàn toàn khác nhau nhưng đôi khi cũng có lúc giống nhau. Vậy chúng ta có thật sự cần luyện PS không ? Không cần nếu bản thân mình thấy không cần thiết, hoặc quá dư dả thời gian, hoặc thích cuộc sống chậm hơn chút, hoặc đơn giản là đúng phong cách của mình. Cần luyện nếu bản thân thật sự muốn thêm thời gian, muốn chớp lấy cơ hội thật nhanh, muốn sống nhanh hơn chút, muốn nội lực nhiều nhưng ngủ không cần nhiều… *** VÀO BÀI *** Nếu ai trong chúng ta ngủ một ngày 9, 10 tiếng hoặc nếu dưới 9, 10 tiếng cảm thấy rất buồn ngủ khi đi làm hoặc không ngủ đủ số tiếng đó không chịu được thì bắt đầu luyện từ phương pháp này nhé. Trước đây Khoa bắt đầu luyện bằng phương pháp này trước, giảm từ 9,10 tiếng xuống 7h rồi 6.5h tiếng một ngày. Vậy luyện xong thì khác như thế nào với phương pháp này khi mà nhiều thông tin nói người trưởng thành ngủ ít nhất 8.5 tiếng một ngày mới đủ - Thứ nhất là tạo thói quen tốt cho cơ thể - Thứ hai thành người đặc biệt khi ngủ thì ít hơn người khác mà hiệu suất tăng gấp đôi - Thứ ba, ngủ 5.5 tiếng nhưng lúc nào cũng tỉnh táo – đôi khi cũng có “ngáp ruồi” nhưng do công việc chán ngắt (cái này chắc là thường xuyên gặp đây) *** THỜI GIAN VÀ CÁCH TÍNH *** Hiệu suất của chúng ta sẽ được tính như sau: - Thông thường một ngày cần 8.5 tiếng ngủ để đạt hiệu suất cao (đa số mọi người) => công thức để biết được hiệu suất của bản thân: (24 - 8,5)/24 = 0,65. - Luyện PS còn 5.5 tiếng (sau khi luyện PS thành thục và sâu sẽ đạt mức 5.5h và thấp hơn). Vậy 8.5h – 5.5h = 3h (mỗi ngày chúng ta có thêm 3 tiếng). Một năm có 3h x 365 = 1,095h tương đương 1,095h : 24h = 45 ngày - Một ngày bạn chỉ hoạt động với hiệu suất 0,65 đã tính ở trên thôi, con số 45 ngày kia là thời gian bạn hoạt động, để tính ra thời gian thực tế mà bạn có thêm, bạn phải chia 0,65 nữa. Tức là: 45/0,65 = 70 (ngày). Nói tóm lại, một năm bạn sẽ có thêm 70 ngày so với người khác, gần 2 tháng 10 ngày (trời ơi, 2 tháng hơn đó). Một năm 12 tháng, tự nhiên giờ thêm 2 tháng nữa không có trong dự định => phải làm gì đây 36k Anh/Chị/Em ơi *** KHOA HỌC, NGHỊ LỰC, CÓ TỔ CHỨC *** Đi làm trễ giờ thường xuyên là do chính bản thân mình (không phải vì kẹt xe, vì hư xe, vì các lý do bởi 1 lý do đi trễ đâu thể áp dụng hoài được) vì trễ 1 lần sẽ thành thói quen trễ lần thứ 2, 3… n lần. Dẫn đến chúng ta không còn nguyên tắc với bản thân. Luyện xong SS bạn sẽ nguyên tắc hơn. Đảm bảo là nghị lực hơn người khác, tại sao: - Giai đoạn đầu, bạn sẽ cực kỳ khó chịu khi ngủ dậy mà cảm giác thiếu ngủ nó lấn át rồi lan truyền lên não bộ rồi xuất hiện 2 luồng ý trong đầu (dậy đi Khoa và ngủ đi Khoa) khá là khó khăn đó. Nhưng mà bằng ý chí và nghị lực bạn sẽ làm được, sẽ dậy sớm được. Như bài trước Khoa có nói, giờ Khoa đã quen rồi, lúc đầu rải chuông chứ giờ không cần chuông, vẫn cứ dậy đúng giờ. Một điều đặc biệt nữa, có thể bạn không học giỏi, không làm giỏi… nhưng bạn có nhiều hơn thời gian so với người khác là một lợi thế rồi. Hãy dạo một vòng Internet các bạn sẽ thấy: Elon Musk (6h/ngày); Obama (6h/ngày); Mark Zuckerberg (5h/ngày)…Và dù ngủ sớm hay muộn thì họ luôn dậy đúng 1 giờ duy nhất – đó là nguyên tắc của PS cho những lần tập đầu tiên. *** SEGMENTED SLEEP *** Thực hiện SS cần đảm bảo: - Đi ngủ và dậy đúng giờ - Thời gian thích nghi: 1 đến 2 tuần - Đối tượng: đang ngủ 8h, 9h, 10h một ngày mà vẫn thèm ngủ *** Loại 1: xem hình đính kèm bài Đi ngủ vào lúc nào đó, ví dụ 22h. Ngủ 3,5 tiếng, sau đó thức dậy trong 2h, tiếp đó đi ngủ 3,5 tiếng lần nữa. Tổng thời gian ngủ là 7h. - 22h: ngủ - 1h30: dậy (xem đá banh, phim, đọc sách, làm việc…) - 3h30: ngủ - 7h: dậy (đi làm, check mail, làm việc…) Kiểu ngủ này chủ yếu là vì sức khỏe. 2h mà các bạn thức là thời gian cơ thể tiết ra thêm các hormone mà khi ngủ bình thường sẽ ko có hoặc ít tiết ra. Nó giúp cơ thể các bạn hoạt động tốt hơn trong ngày. *** Loại 2: xem hình đính kèm bài Đi ngủ vào lúc nào đó, ví dụ 22h. Ngủ 3,5 tiếng, sau đó thức dậy trong 3h, tiếp đó ngủ 2,5h. Thức khoảng 6h, sau đó ngủ một giấc ngắn 20p. Các con số không cần quá chính xác. Ví dụ: Giấc 1: 22h - 1h30 Giấc 2: 4h30 - 7h00 Giấc 3: 12h30 – 12h50 Tổng thời gian ngủ 6,5h. Kiểu ngủ này có một chút khó thích nghi hơn kiểu đầu tiên. Vài ngày đầu sẽ bị buồn ngủ một chút, nhưng chỉ một chút thôi. Chỉ cần ngủ và dậy đúng giờ, cộng thêm chút cố gắng là xử đẹp được cái lịch này. Segmented Sleep (ngủ 2 giấc vào buổi tối). Đây là kiểu ngủ cơ bản, tự nhiên nhất của con người. Anh/Chị/Em hãy ngủ theo kiểu này khoảng 2 tuần (loại 1 hay 2 tùy), sau đó mới tiếp tục rút ngắn thời gian ngủ xuống. Luôn nhớ, PS là quá trình dần dần, ko thể thích nghi chỉ với 1 - 2 ngày. Chắc chắn chúng ta sẽ bị buồn ngủ, rất buồn ngủ, nhưng cũng nhớ rằng, buồn ngủ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đón nhận một nhịp sinh học mới. Nghĩ đến thành quả sẽ nhận được. Ko có trái ngon nào mà ko cần nỗ lực, càng ngày, khi đã thích nghi, việc ngủ dậy sẽ nhẹ nhàng hơn, cho nên 1 - 2 tuần đầu đừng vội nản. Dịp lễ này là một điều kiện tuyệt vời để thử phương pháp này. Chúc Anh/Chị/Em có kỳ nghỉ lễ vui vẻ và hạnh phúc, Bài viết đã được chọn lọc thông tin và chắt lọc thông tin Tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet với cụm từ Polyphasic Sleep -------------------- Trần Việt Khoa Giám Đốc Điều Hành Khám phá bản thân – Sinh trắc học dấu vân tay Định hướng tiềm năng