Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có đi tù không?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 29/12/22.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều hành vi sản xuất, hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và người sản xuất chân chính. Sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm pháp luật nhưng liệu rằng việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có đi tù không là vấn đề mà rất nhiều đang quan tâm. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

    Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái là gì?
    Sản xuất hàng giả, hàng nhái là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả, hàng nhái.

    Buôn bán hàng giả, hàng nhái là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả, hàng nhái vào lưu thông.

    Cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái theo Điều 192 BLHS 2015
    Chủ thể
    Đối với trường hợp chủ thể phạm tội là cá nhân thì phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

    Đối với trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thì pháp nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

    • Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện nhân danh pháp nhân;
    • Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân;
    • Hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện có sự chỉ đạo, Điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân;
    • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự.
    Khách thể
    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

    Đối tượng tác động của tội phạm là hàng giả được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 193, Điều 194 và Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): bao gồm hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi).

    Mặt khách quan
    • Hành vi khách quan của tội này bao gồm hai loại hành vi đó là hành vi sản xuất và hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.
    Theo quy định khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể được rút ra từ khái niệm sản xuất, buôn bán từ nghị định trên như sau:

    Hành vi sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả.
    Hành vi buôn bán hàng giả là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông.

    • Hậu quả:
    Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về sức khỏe cho người tiêu dùng.

    Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thật.

    • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất hàng thật.
    Mặt chủ quan
    Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

    Khi nào sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái thì bị phạt tù?
    Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái bị phạt tù trong các trường hợp sau:

    Đối với cá nhân phạm tội:

    Người sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp:

    • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    Người sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp:

    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Làm chết người;
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
    • Buôn bán qua biên giới;
    • Tái phạm nguy hiểm.
    Người sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp:

    • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
    • Làm chết 02 người trở lên;
    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
    • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định hình phạt tù đối với chủ thể này mà thay vào đó là hình phạt tiền và còn có thể bị cấm kinh doanh một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng