RỐI LOẠN TIỂU TIỆN DO SỎI THẬN

Thảo luận trong 'Thuốc Biệt Dược' bắt đầu bởi sirnakarang, 28/4/20.

  1. sirnakarang

    sirnakarang Thành viên mới

    Rối loạn tiểu tiện là bất kỳ sự thay đổi trong quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài. Ví dụ như tiểu ít, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu mót, tiểu buốt,…Khi có bất cứ triệu chứng nào về rối loạn tiểu tiện, bạn đều cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị.


    Rối loạn tiểu tiện là gì?


    Bình thường, một người trưởng thành thải ra 1 – 2l nước tiểu hằng ngày, tùy vào lượng nước bổ sung vào cơ thể, thời tiết, chế độ luyện tập,…Số lần tiểu tiện vào khoảng 4-6 lần 1 ngày, nước tiểu thành dòng, đi dễ dàng và cảm giác tiểu hết. Khi đi tiểu tiện nhiều hơn 7 lần/ngày (buổi ngày) và hơn 1 lần/ngày (buổi đêm), tiểu không tự chủ, tiểu khó, đau buốt khi tiểu, tiểu không hết… đều là những bệnh lý của rối loạn tiểu tiện.


    Các rối loạn tiểu tiện


    Đái buốt (đau khi tiểu tiện): khi đái bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ niệu đạo ngược trở lên bàng quang do sỏi thận ở niệu đạo, niệu quản, bàng quang gây cọ xát vào niêm mạc hoặc khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể đái buốt.


    Đái dắt: là tình trạng đang đái thì dòng nước tiểu bị dừng lại, nếu thay đổi tư thế có thể lại đái được. Triệu chứng này điển hình khi bệnh nhân bị sỏi trong bàng quang gây chặn dòng nước tiểu. Khi thay đổi tư thế, sỏi di chuyển khô.


    Đái khó: là hiện tượng khi đi tiểu phải rặn để làm tăng áp lực hỗ trợ sức co bóp bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài. Biểu hiện: tia tiểu nhỏ, yếu, có thể không thành tia mà nhỏ giọt; người bệnh buồn đi tiểu nhưng không thể đi ngay được, phải mất một thời gian dài và tiểu không hết. Nguyên nhân là do bệnh sỏi thận gây cản trở sự lưu thông nước tiểu.


    Bí đái: khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, bệnh nhân mót đi tiểu nhưng không thể đi được.


    Thành phần nước tiểu thay đổi


    Đái ra máu: khi bị sỏi tiết niệu có biểu hiện đái ra máu vi thể thì mắt thường không nhìn rõ màu đỏ nhưng nếu sau một vận động mạnh, có thể đái máu đại thể, lúc này nước tiểu nhìn rõ có màu hồng nhạt. Do sỏi di chuyển và cọ xát vào đường niệu gây nên các tổn thương và chảy máu hoặc do nhiễm khuẩn niệu.


    Đái mủ: khi bệnh nhân đái ra mủ, nếu để lắng cặn nước tiểu sẽ nhìn rõ phân ba lớp: lớp dưới cùng màu đục chứa bạch cầu, lớp giữa nhạt hơn và lớp trên trong là nước tiểu. Khi đái mủ có kèm sỏi tiết niệu, bệnh nhân đã có nhưngzx triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu (sốt kèm rét run).


    Rối loạn tiểu tiện có thể do nhiều nguyên nhân (bệnh phụ khoa, hẹp niệu đạo, viêm đường tiết niệu) nhưng phần lớn là do sỏi tiết niệu gây ra. Để phục hồi hoạt động bài tiết nước tiểu của cơ thể, việc loại bỏ nguyên nhân (loại bỏ sỏi) là cần thiết. Ngay khi sỏi còn nhỏ, bạn cần có phương pháp điều trị để loại sỏi sớm để tránh sỏi tăng kích thước và gây nên các rối loạn tiểu tiện.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng