Quyền và nghĩa vụ của xã viên trong hợp tác xã

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 5/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Điều kiện tham gia hợp tác xã

    Luật Hợp tác xã năm 2003 mở rộng phạm vi đối tượng có thể trở thành xã viên hợp tác xã bao gồm cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân.

    - Cá nhân: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức (dưới hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tùy thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã), tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã, tự nguyện có đơn xin gia nhập hợp tác xã thì đều có thể trở thành xã viên.

    Cán bộ, công chức, khi có đủ các điều kiện như đối với cá nhân, và có thêm sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý thì được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành hoặc giữ các chức danh chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã. Pháp luật quy định một số đối tượng cá nhân là cán bộ, công chức không được là xã viên hợp tác xã.

    - Hộ gia đình: Hộ gia đình là xã viên được hiểu là một chủ thể mà trong đó các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy ủy quyền. Người đại diện của hộ phải có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia hợp tác xã. Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định.

    Tham khảo địa chỉ thành lập công ty trọn gói uy tín tại TP.HCM.

    Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng, cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

    - Pháp nhân: Pháp nhân là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã cũng có thể tham gia hợp tác xã. Pháp nhân phải có đơn xin gia nhập hợp tác xã. Người đứng tên trong đơn phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân và cử người tham gia vào hoạt động của hợp tác xã, thực hiện các nghĩa vụ của xã viên. Pháp nhân cũng phải thực hiện góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

    Các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể tham gia nhiều hợp tác xã nếu Điều lệ hợp tác xã không cấm.

    Quyền và nghĩa vụ của xã viên


    Với tư cách là người chủ của hợp tác xã, xã viên có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Hợp tác xã bao gồm: Quyền được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và hưởng tiền công lao động; được hưởng lãi và các phúc lợi của hợp tác xã; tham dự Đại hội xã viên; được ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quản lý, điều hành, kiểm soát của hợp tác xã; có quyền chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác; được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã.

    Tương ứng với các quyền đó, xã viên có nghĩa vụ chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã, các nghị quyết của Đại hội xã viên; phải góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ và thực hiện những cam kết kinh tế, những nghĩa vụ khác với hợp tác xã.

    Chấm dứt tư cách xã viên

    Tư cách xã viên chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    - Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã, xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã;
    - Xã viên đã được chấp nhận ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Điều lệ họp tác xã;
    - Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
    - Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ ;
    - Các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.

    Khi chấm dứt tư cách xã viên, việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên được thực hiện theo của quy định của Điều lệ hợp tác xã.

    Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng