Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản lý doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 8/9/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Khái niệm, đặc điểm của hoạt động kinh doanh

    Kinh doanh là một hoạt động xã hội được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Từ góc độ pháp luật, kinh doanh là việc các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách thường xuyên, liên tục một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của của trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

    Có hai điểm cơ bản để phân biệt hoạt động kinh doanh với các hoạt động xã hội khác không phải là kinh doanh, cũng như với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Thứ nhất, để có thể tiến hành kinh doanh, các chủ thể phải đầu tư tài sản. Thứ hai, mục đích của các chủ thể khi tiến hành hoạt động này là lợi nhuận. Như vậy, cả hai điểm đặc trưng của kinh doanh là đầu tư và mục đích xã hội của việc đầu tư này luôn luôn có cùng nội dung là tài sản. Một hoạt động xã hội được gọi là kinh doanh, áp dụng những quy chế pháp lý về kinh doanh nếu trong đó có sự đầu tư tài sản và mục đích của hoạt động này cũng là nhằm thu được những lợi ích về tài sản. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Việt Nam, hoạt động kinh doanh diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những lĩnh vực kinh doanh truyền thống là sản xuất và thương mại (mua bán hàng hoá). Ngày nay, dịch vụ cho các hoạt động sản xuất, thương mại cũng như những dịch vụ cho đời sống, tiêu dùng tuy là một lĩnh vực lánh doanh mới nhưng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

    Như vậy, khái niệm hoạt động kinh doanh trong pháp luật Việt Nam có nội dung tương đồng với khái niệm hoạt động thương mại trong pháp Luật Thương mại quốc tế, trong các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM

    Quyền tự do kinh doanh trong thành lập và quản lý doanh nghiệp

    Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57). Tự do kinh doanh là một trong những nội dung của quyền con người và được Hiến pháp ghi nhận đã trở thành một trong những nội dung của quyền công dân. Pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận, quy định nội dung và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh trên tinh thần tôn vinh và khuyến khích các doanh nhân.

    Quyền tự do kinh doanh bao gồm nhiều nội dung: Quyền tự do thành lập và quản lý điều hành doanh nghiệp; quyền tự do xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng; quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quyền tự do kinh doanh, đồng thời cũng là một chế định chủ yếu của pháp luật kinh tế Việt Nam và thường được gọi là pháp luật về doanh nghiệp. Nhũng nội dung khác của quyền tự do kinh doanh được quy định trong pháp luật về đầu tư, pháp luật về hợp đồng, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành như thuế, tài chính, tín dụng, đất đai, chứng khoán.

    Nội dung đầu tiên của quyền tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp đó là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu tư. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền thay đổi loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Đương nhiên, trong khi thực hiện những quyền này, họ phải tuân theo quy định của pháp luật về những điều kiện chủ thể, về cơ sở vật chất cho mỗi loại hình doanh nghiệp và cho mỗi ngành nghề kinh doanh. Trong mỗi thời kỳ, từ những điều kiện, đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước quy định những mô hình doanh nghiệp cơ bản với những điều kiện để thành lập, ban hành quy chế quản lý đối với những ngành nghề bị cấm kinh doanh, kinh doanh CÓ điều kiện hoặc được khuyến khích kinh doanh để trên cơ sở đó người đầu tư thực hiện quyền tự do lựa chọn của mình.

    Việc quản lý, điều hành hoạt động quản trị doanh nghiệp là một nội dung và luôn luôn gắn liền với quyền của chủ doanh nghiệp, Nhà nước tôn trọng và không can thiệp làm hạn chế quyền này. Trong các quy định pháp luật hiện hành đối với các loại hình doanh nghiệp có sự góp vốn của nhiều nhà đầu tư khác nhau, đặc biệt như trong công ty cổ phần, còn có một số quy định nêu lên những nguyên tắc, những mô hình tổ chức quản lý cơ bản. Mục đích của những quy định này là để việc quản lý, điều hành doanh nghiệp một cách ổn định, bảo đảm tư cách hợp pháp của doanh nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của tất cả những người góp vốn trong doanh nghiệp, nhất là đối với những người góp ít vốn. Vì vậy, những quy định pháp luật về vấn đề quản trị doanh nghiệp ở một mức độ nhất định là cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.

    Quyền tự do kinh doanh trong việc thành lập công ty có xu hướng ngày càng được mở rộng về nội dung đối với nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức Việt Nam cũng như nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhà nước đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, giảm thủ tục, áp dụng những quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp với pháp luật và thông lệ tốt của quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài gia nhập thị trường. Bên cạnh việc thi hành chức năng quản lý, kiểm soát doanh nghiệp, Nhà nước chú trọng việc cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, từ yêu cầu của việc điều tiết, quản lý nền kinh tế nói riêng và quản lý xã hội nói chung của Nhà nước, cần thiết có những quy định hạn chế quyền tự do thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong những trường hợp nhất định. Sự hạn chế này thể hiện bằng cách pháp luật quy định giới hạn phạm vi hoạt động của một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (lĩnh vực đầu tư bị cấm, đầu tư có điều kiện) hoặc quy định bắt buộc phải hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nào đó.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng