Quyền sở hữu trí tuệ có được sử dụng để góp vốn không?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 10/9/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Thành lập công ty được nhìn nhận là một quá trình để tạo ra một chủ thể pháp lý thực sự có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế thị trường Việt Nam, từ khi có ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư, điều tra nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư, đến khi tập hợp đầy đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết để thành lập và đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Trên phương diện pháp lý, quá trình này được xem xét ở 2 nội dung,- Những điều kiện cơ bản và thủ tục chung để thành lập cũng như để duy trì những điều kiện này trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập.

    Để được xác định là một doanh nghiệp tồn tại hợp pháp, có đủ tư cách pháp lý trên thị trường thì trong việc thành lập, những người chủ doanh nghiệp phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Qua những quy định từ các văn bản hiện hành, có thể khái quát thành năm nhóm điều kiện cho việc thành lập một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đảm đảm đáp ứng đầy đủ 5 nhóm điều kiện này không chỉ khi gia nhập thị trường mà còn trong suốt quá trình tồn tại cho đến khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Những nhóm điều kiện đặt ra đối với doanh nghiệp cũng là nội dung của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên thị trường trước và sau khi doanh nghiệp được thành lập.

    Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh và gọi chung là vốn đăng ký kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã được cấp đăng ký doanh nghiệp, số tài sản này được ghi trong điều lệ công ty nên gọi là vốn điều lệ đối với các công ty. Đối với doanh nghiệp tư nhân, không có điều lệ nên số vốn này gọi là vốn đầu tư. Đăng ký tài sản khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, bởi vì tài sản là cơ sở vật chất cho việc thực hiện những nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

    Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ mà pháp luật quy định là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lập doanh nghiệp. Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” (Điều 181 Bộ luật Dân sự).

    Thông thường, tài sản chia thành bất động sản và động sản. Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Tài sản cũng có thể chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình thường thấy là nhà cửa, công trình xây dựng, máy móc, thiết bị, tiền Việt Nam và nước ngoài, các giấy tờ có giá khác. Tài sản vô hình là những quyền tài sản như quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những quyền tài sản trong quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản là những tải sản quan trọng có thể đầu tư hoặc trở thành mục đích đầu tư trong điều kiện của nền kinh tế tri thức ngày nay.

    Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: “Izơ/7 đầu tư là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp pháp gồm:

    1. Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;
    2. Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;
    3. Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;
    4. Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng;
    5. Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;
    6. Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên;
    7. Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
    8. Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;
    9. Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
    Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản này để góp vốn.

    Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của những người chủ doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với một số ngành nghề, trong một số lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực đó (thường gọi là vốn pháp định). Lý do của việc quy định vốn pháp định chỉ giới hạn trong một số ngành nghề là ở chỗ, từ thực tiễn quản lý nhà nước, Nhà nước xác định những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực này cần phải có quy mô vốn nhất định để vừa bảo đảm sự cạnh tranh cần thiết và hiệu quả hoạt động cho mồi doanh nghiệp, đồng thời có thể ngăn chặn tình trạng độc quyền, vốn pháp định là một hình thức điều kiện kinh doanh. Mức vốn pháp định cụ thể được xác định, có thể thay đổi trong các thời kỳ khác nhau và phải được quy định trong các văn bản pháp luật nhất định, ở những ngành nghề có quy định vốn pháp định, vốn đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp không được thấp hơn vốn pháp định.

    Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đổi với công ty TNHH, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung thực vậ chinh xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Khi thành lập công ty kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.

    Phần lớn ngành nghề trong nền kinh tế nước ta thuộc loại không có vốn pháp định nên chủ doanh nghiệp được tự quyết định mức độ tài sản đầu tư vào kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn và phải thực hiện những thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Các thành viên sáng lập hoặc người chủ doanh nghiệp có quyền tự định giá tài sản, kê khai và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong việc định giá, kê khai tài sản khi thành lập doanh nghiệp. Việc định giá tài sản được phân biệt trong hai trường hợp: Góp vốn khi thành lập và góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phương thức định giá tài sản góp vốn vào các công ty quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng