Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 4/6/19.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Chị A được bố mẹ cho tiền mua căn hộ chung cư nhưng chỉ muốn đứng tên mình.

    Anh B tiết kiệm được hơn một tỷ đồng sau gần 07 năm đi làm, Anh mua một ngôi nhà nhỏ để chuẩn bị cưới vợ. Ngày đi ký hợp đồng mua bán, anh nói với bạn gái rằng tài sản sau kết hôn mới đứng tên vợ chồng, còn hiện tại ngôi nhà này là tài sản của riêng. Cô gái giận, cho rằng Anh là người "tính toán".

    Chị C được bố mẹ đẻ cho riêng 2 tỷ đồng. Khoản này chị muốn bí mật với chồng và dùng mua một căn chung cư để đầu tư. Chị nhờ bố mẹ đứng tên hợp đồng mua bán nhà và làm hợp đồng tặng riêng cho mình. Chị luôn thấp thỏm sợ chồng biết chuyện sẽ có cái nhìn khác về mình, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

    Có thể nói, hiện nay vướng mắc về tài sản là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cuộc chia tay không êm thấm. Bởi một bên cảm thấy bị thiệt khi phải chia đôi tài sản là mồ hôi nước mắt của mình đã gây dựng bấy lâu nay, bên thì muốn "phá nát", bên thì "được ăn cả, ngã về không".

    Vậy phải làm sao để có thể chấm dứt những tình trạng trên?

    Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 cho phép lập thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước hôn nhân. Vì thế, để tránh rắc rối, tranh chấp phân chia tài sản về sau, các cặp đôi cần lập "hợp đồng" để phân định. Khi mua nhà sau kết hôn, bắt buộc trong hợp đồng phải có chữ ký của vợ, chồng nếu không phải lập văn bản ủy quyền cho người kia (vợ hoặc chồng) làm đại diện đứng tên hoặc phải lập “văn bản cam kết tài sản riêng” của vợ chồng. Đối với tài sản được tặng cho riêng, người cho và người người nhận lập hợp đồng và thực hiện việc công chứng. Sau đó, người nhận phải đăng ký sang tên quyền sử dụng tài sản.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng