Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải hành vi vi phạm pháp luật, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau: 1️⃣ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ: ✔️ Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật; ✔️ Sự tấn công xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. ✔️ Sự tấn công phải đang hiện hữu, nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc. 2️⃣ Mục đích phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công. 3️⃣ Về phạm vi phòng vệ, sự cần thiết của hành vi phòng vệ được đánh giá dựa trên các yếu tố: ✔️ Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại; ✔️ Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra; ✔️ Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; ✔️ Tính chất, mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công đã sử dụng; ✔️ Thời gian, địa điểm xảy ra hành vi tấn công và phòng vệ; ✔️ Sức mạnh và khả năng phòng vệ; Tóm lại, nếu thỏa những điều kiện trên thì hành động của bạn được xem là Phòng Vệ Chính Đáng, không bị vi phạm pháp luật. --- Nếu bạn cần hỗ trợ về Pháp luật, tố tụng Hình sự, Dân sự, Hành chính... Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: ☎️ Hotline: 0794.80.8888 Email: info@phan.vn