Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 22/8/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế thể hiện trước hết qua việc xây dựng ban hành văn bản pháp luật, những vấn đề cần chú trọng là các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nội dung của chức năng này được quy định thành văn bản về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

    Trong các đạo luật, nội dung cụ thể của chức năng quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực được quy định thành một chương riêng. Khái quát lại, những nội dung cơ bản của chức năng này là:

    - Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

    - Xây dựng và ban hành thành pháp luật các chính sách, chế độ quản lý nhằm cụ thể hoá và thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Xây dựng và ban hành thành pháp luật các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu.

    - Tổ chức thu thập, xử lý và tạo ra hệ thống chính thức của Nhà nước để cung cấp thông tin cho hoạt động kinh doanh, bao gồm thông tin trong nước và quốc tế về thị trường, giá cả; tiến hành dự báo, dự đoán về sự tiến triển của thị trường, giá cả làm cơ sở để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.

    - Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh bao gồm môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính trị trong và ngoài nước; cải thiện các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, pháp lý để tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng các quan hệ về thương mại, đầu tư với các đối tác nước ngoài; hướng dẫn, điều tiết và phối hợp hoạt động kinh doanh trong nước; giải quyết xử lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của các doanh nghiệp; tham gia giải quyết các tranh chấp khi doanh nghiệp có yêu cầu.

    Tham khảo dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    - Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản trị doanh nghiệp cho toàn bộ nền kinh tế; xây dựng và ban hành thành chế độ thống nhất các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý làm cơ sở cho việc tuyển và sử dụng trong các đơn vị.

    - Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.

    - Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra là chức năng thường xuyên, một nội dung vốn có của hoạt động quản lý thanh tra là hoạt động đặc biệt của quản lý nhà nước do hệ thống cơ quan thanh tra thực hiện.

    Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục khẳng định bước chuyển biến lớn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó là chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Nếu như trước đây, doanh nghiệp chỉ được thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh khi được cơ quan có thẩm quyền xác định năng lực về nguồn vốn và nhiều điều kiện khác thì hiện nay, doanh nghiệp có các giấy tờ hợp pháp đều được đăng ký kinh doanh và được tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ kiểm tra, thanh.tra khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ chế quản lý mới đã giảm rào cản để doanh nghiệp gia nhập thị trường và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan nhà nước bằng các biện pháp hành chính đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Theo quy định mới nhất, Quy trình và Thủ tục thành lập công ty có sự thay đổi về con dấu.

    Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nằm trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và do các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện với các phương pháp và nội dung bất định. Vận động theo tinh thần cơ bản của Luật Doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp - một chủ thể của quan hệ quản lý - có quyền tự do kinh doanh, cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh, thẩm quyền hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như phương pháp, nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đã có nhiều thay đổi to lớn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng