Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi QUANG DAN, 18/7/19.

  1. QUANG DAN

    QUANG DAN Thành viên mới

    1. Tìm hiểu chung về rối loạn nhịp tim
    1.1 Rối loạn nhịp tim là gì?


    Rối loạn nhịp tim là căn bệnh tim đặc trưng, do tần số hoặc nhịp tim bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm, quá thất thường .... Bệnh này phổ biến nhiều hơn ở nam giới ở 70% các trường hợp, chỉ 30% là nữ giới.

    Rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung động điện ở tim hoạt động bất thường, được chia ra các dạng:

    Rối loạn tần số: nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm.
    Tim hoạt động không đều: lúc nhanh, lúc chậm, lúc đập quá sớm ...
    Rối loạn vị trí: loạn nhịp bắt nguồn trong tâm nhĩ hoặc tâm thất.
    Mức độ thường xuyên hay đôi khi ...

    1.2 Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

    Các triệu chứng thường gặp của rối loạn nhịp tim là:

    Nhịp tim nhanh: tim đập nhiều hơn 100 nhịp/phút.
    Nhịp tim chậm: tim đập ít hơn 60 nhịp/phút.
    Khó thở.
    Đau tức ngực.
    Choáng váng, chóng mặt.
    Đánh trống ngực.
    Ngất xỉu
    Thở ngắn.
    Yếu, mệt mỏi.
    Ngực có cảm giác đè nén.

    Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
    Khó thở, đau tức ngực là biểu hiện của rối loạn nhịp tim

    Tất nhiên các triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác, nhưng nếu bạn bị đa số các triệu chứng này thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ. Tùy cơ địa mỗi người mà bác sỹ sẽ có phương hướng xử lý thích hợp.
    1.3 Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nhiều người bị bẩm sinh, có người do quá trình sống gặp vấn đề về tim. Nhìn chung, rối loạn nhịp tim có thể gây ra do:

    Tăng huyết áp.
    Sẹo cơ tim, do biến chứng cơn đau tim.
    Bệnh động mạch vành.
    Cường giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức.
    Suy giáp: tuyến giáp suy yếu.
    Thay đổi cấu trúc tim, bệnh cơ tim.
    Thuốc bổ sung không kê toa: thực phẩm bổ sung, thuốc dị ứng ...
    Rối loạn thần kinh thực vật tim

    Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gặp phải ở bệnh nhân mọi lứa tuổi, rất phổ biến và có thể kiểm soát bằng cách giảm yếu tố nguy cơ.

    Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim như:

    Thiếu máu cơ tim
    Lạm dụng ma túy.
    Hút thuốc.
    Uống quá nhiều rượu, cà phê.
    Bệnh tiểu đường.
    Stress.
    Di truyền.
    Ngưng thở lúc ngủ.

    2. Điều trị rối loạn nhịp tim
    2.1 Các kỹ thuật chẩn đoán rối loạn nhịp tim


    Khi có triệu chứng nghi bị rối loạn nhịp tim, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng việc thu thập các thông tin và tình trạng tim gồm:

    Hỏi về triệu chứng bệnh, lịch sử y tế.
    Khám lâm sàng.
    Theo dõi bằng Điện tim Holter (điện tim 24 giờ) để ghi lại hoạt động suốt cả ngày của tim.
    Điện tâm đồ: phát hiện hoạt động điện của tim.
    Siêu âm tim: theo dõi hình ảnh về cấu trúc, kích thước và chuyển động của tim.
    Theo dõi triệu chứng: kiểm tra nhịp tim ở thời điểm có triệu chứng rối loạn nhịp tim.
    Test gắng sức: rối loạn nhịp tim dễ biểu hiện vào lúc bệnh nhân gắng sức, chạy bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ.

    Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
    Bệnh nhân đang được test gắng sức

    Xét nghiệm kiểm tra các tình trạng bệnh khác với triệu chứng tương tự.
    Máy ghi điện tâm đồ cấy dưới da: Phát hiện nhịp tim bất thường.
    Nghiệm phát bàn nghiêng: theo dõi nhịp tim và huyết áp khi bệnh nhân thay đổi tư thế nằm ngang và đứng lên.
    Đo điện sinh lý tim
    Kiểm tra bất thường của tuyến giáp.

    Tùy vào tình trạng biểu hiện rối loạn nhịp tim và tiền sử bệnh mà bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Khi xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim của bạn hoặc bệnh lý khác, bác sỹ sẽ tìm ra liệu trình điều trị phù hợp.
    2.2 Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

    Tùy vào nguyên nhân và từng loại rối loạn nhịp tim mà bác sỹ đưa ra phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị:

    Điều trị nhịp tim chậm

    Có thể dùng thuốc. Nhung nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ sử dụng 1 thiết bị nhỏ có tên là máy tạo nhịp tim, cấy dưới cơ ngực. Máy sẽ hỗ trợ tạo các xung điện, hỗ trợ kích thích và khôi phục tần số tim cần thiết, tránh đột tử.

    Điều trị nhịp tim nhanh

    Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị nhịp tim nhanh như:

    Thuốc điều trị: thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát và khôi phục nhịp tim bình thường
    Liệu pháp phế vị: thao tác đặc biệt này được dùng để ngăn chặn chứng nhịp nhanh trên thất bằng việc tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim.
    Đốt điện (catheter ablation): các sóng điện sẽ đốt các ổ nhịp tim bệnh lý hoặc đốt đường dẫn truyền điện học phụ của tim ... để phòng ngừa nhịp tim không đều, nhịp nhanh.
    Sốc chuyển nhịp: tác động lên các xung điện để khôi phục nhịp tim bình thường.

    Phẫu thuật

    Khi các phương pháp can thiệp trên không hiệu quả, bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim, bao gồm:

    Phẫu thuật bắc cầu mạnh vành: cải thiện lưu lượng máu đến tim, được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh động mạch vành khiến chứng rối loạn nhịp tim nặng hơn.

    Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
    Phẫu thuật Maze điều trị rối loạn nhịp tim

    Phẫu thuật Maze: bác sĩ sẽ rạch các đường lên tầng nhĩ của tim, tạo nhiều mô sẹo để cắt các đường đi của xung điện gây loạn nhịp tim.

    2.3 Nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim thường được ưu tiên điều trị bằng thuốc trước tiên, nếu không hiệu quả mới xét các biện pháp can thiệp lên tim vì có thể gây biến chứng hoặc tái phát. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường. Các cơ chế tác động của thuốc gồm:

    Ngăn chặn nhịp tim tự động bất thường.
    Kéo dài thời gian trơ và tăng thời gian phục hồi cơ tim.
    Giảm hoặc tăng tốc độ dẫn truyền xung điện trong tim.

    Với 3 cơ chế trên, nhóm các thuốc được sử dụng gồm:

    Nhóm thuốc chống loạn nhịp

    Nhóm thuốc này có tác dụng kéo dài thời gian trơ của tim, ngăn chặn nhịp tim tự động bất thường, gồm các thuốc: dronedaron, sotalol, amiodaron, propafenon...

    Nhóm thuốc chẹn beta

    Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn cơ tim để giảm gánh nặng hoạt động cho tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, gồm các thuốc: atenolol, metoprolol, bisopropol...

    Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

    Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất, gồm các thuốc: diltiazem, verapamil...

    Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc phụ trợ như:

    Digoxin: là một glycoside tim giúp tăng sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.
    Adenosine: là chất chủ vận purin giúp giãn mạch và làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

    Nhìn chung, các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đều cần được bác sỹ kê rõ liều dùng và bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng. Bởi nếu sử dụng sai cách, các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây tác dụng phụ như:

    Khiến tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn.
    Sưng chân.
    Dị ứng thuốc.
    Xạm da do nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
    Mắt mờ.
    Mất cảm giác ngon miệng.
    Táo bón, tiêu chảy...

    2.4 Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân điều trị rối loạn nhịp tim

    Khi điều trị rối loạn nhịp tim: ngoài sử dụng thuốc và điều trị theo đúng liệu trình của bác sỹ thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Việc có thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp hạn chế những diễn tiến của rối loạn nhịp tim.
    Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
    Bệnh nhân điều trị rối loạn nhịp tim cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh

    Theo đó, hãy tập cho mình các thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:

    Thường xuyên ăn thực phẩm tốt cho tim: Chất béo rắn, trái cây, rau và ngũ cốc, thực phẩm ít muối.
    Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục mỗi ngày, bài tập và cường độ tham khảo ý kiến bác sỹ.
    Hạn chế uống rượu, hút thuốc và các chất kích thích khác.
    Duy trì cân nặng ổn định.
    Kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp ổn định.
    Tái khám định kỳ.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số liệu pháp thay thế và bổ sung để giảm bớt căng thẳng, điều hòa cơ thể như thiền định, yoga, các kỹ thuật thư giãn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng