Phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 11/12/18.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:

    Vợ chồng tôi có 1 căn nhà do tôi đứng tên. Từ lúc chúng tôi mua nhà và cho tới nay, vợ tôi chỉ ở nhà nội trợ, kinh tế gia đình một mình tôi đi làm. Nay chúng tôi ly hôn, tôi muốn hỏi nhà trên có được chia cho vợ tôi không và nếu nay tôi bán nhà có bắt buộc phải có chữ ký của vợ tôi không?

    Luật Sư Riêng trả lời:

    Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Cũng theo Điều 34 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định đối với trường hợp Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau:

    1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
    2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.


    Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    Đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu có tranh chấp về phân chia tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thuộc trường hợp phải đăng ký nhưng chỉ đứng tên một mình vợ bạn thì áp dụng Điều 26 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

    Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
    1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.


    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

    Như vậy, quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở được vợ chồng tạo lập được trong trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Việc chỉ có mình người chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của người vợ. Đây là tài sản chung của vợ chồng nên nếu bạn muốn bán thì cần phải có sự đồng ý của vợ mình.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng