Nóng trong người còn được gọi là nội nhiệt. Biểu hiện là tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, khô táo, người gầy, da khô, miệng háo khát, tiểu tiện nóng, sắc vàng hoặc đỏ, đại tiện bí táo,…nặng hơn là trường hợp viêm nhiễm cục bộ như mụn nhọt, dị ứng,sang lở mẩn ngứa hoặc nóng âm ỉ trong xương, thậm chí chảy máu cam, nổi ban đỏ ở trẻ em. Biểu hiện của nóng trong người: nóng trong người • Da dẻ hơi khô, sờ vào thấy nóng chứ ko mát mẻ • Môi thường đỏ và căng mọng, hơi khô • Hơi thơ nóng hoặc hôi • Hay chảy máu răng khi đánh răng hoặc tự nhiên chảy • Đêm ngủ bứt dứt, khó chịu • Hay đổ mồ hôi mà ko phải do nguyên nhân khác (như còi xương, rối loạn điều hòa nhiệt ...) • Hay có mụn nhọt, hoặc có nhiều rôm xảy • Thể trạng hay gầy , hoặc ăn nhiều mà ko tăng cân • Hay bị đi táo bón • Nước tiểu vàng (trừ nguyên nhân do thức ăn nhé ) , đi tiểu với lượng ít ... Tùy vào số lượng biểu hiện mà biết bị nóng nhiều hay ít. Theo y học cổ truyền: Nóng trong người (nội nhiệt) có thể do các nguyên nhân sau: • Nội nhân: do chức năng hoạt động của các tạng phủ quá yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo môi trường thuận lợi phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. • Ngoại nhân: do các yếu tố sau: – Sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong giai đoạn điều trị bệnh). – Uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá (chất kích thích). – Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt là các chất quá nhiều năng lượng. Chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể. – Làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người. – Uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người. Nóng trong là tình trạng thường xuyên cảm thấy nóng trong người, hay đổ mồ hôi tay chân, khiến mọi hoạt động thường ngày đều trở nên khó chịu... Bên cạnh đó, nóng trong người thường biểu hiện bằng các triệu chứng: người khô táo, gầy yếu, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu vàng, da khô, môi khô nứt nẻ, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng, nhức đầu, choáng váng. Trẻ em thì nổi ban đỏ, chảy máu cam... Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân - do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Và do ngoại nhân như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng - chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người. Tác hại của nóng trong người có thể dẫn đến. Nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa. Dễ dẫn đến – Chảy máu cam: phần lớn là do "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. – Men gan cao: phần lớn là do can khí uất kết, uống nhiều thuốc tây, gan nóng nhiệt – Táo bón: Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh thuộc đường tiêu hóa là trạng thái đại tiện phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thường gặp ở những người nóng nhiệt, viêm đại tràng, trĩ.. – Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch. – Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong. Nóng trong người, cách để thanh nhiệt cơ thể. Để chữa nóng trong người, chúng ta phải thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể bằng các phương pháp sau: 1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học • Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. • Tăng cường bỏ sung các loại rau củ tươi mát có tính thanh nhiệt như rau má, mồng tơi, rau dền, rau đay, khổ qua, dưa chuột, bí đao, rau ngót, diếp cá… • Ăn các loại trái cây và uống nước ép từ dâu tây, dâu tằm, cà chua, nha đam, cam, bưởi, dưa gang, đu đủ, thanh long, nước dừa, nước vối, sắn dây, râu bắp, …để làm mát cơ thể, chống khát, giải độc tố. • Bổ sung các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen… để giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chống táo bón. • Hạn chế các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt; các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá; các thức ăn chiên, rán, nướng… để làm giảm lượng độc tố tích tụ trong gan. • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, stress… • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. ==>> Nếu cơ thể bạn quá nóng, sử dụng các loại đồ uống giải nhiệt mà không hết được nóng nhiệt thì có thể tham khảo phương pháp điều trị hiệu quả bệnh nóng trong người theo nguyên lý Đông y như sau: Hết nóng trong người bằng Đông y Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân - do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Để điều trị bệnh nóng trong người hiệu quả cần phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị vào tận gốc sinh ra bệnh Nguyên nhân và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền được thể hiện cụ thể như sau: • Do đó tùy theo nguyên nhân, biểu hiện của mỗi người mà có thể tìm ra cách điều trị phù hợp nhất để điều trị bệnh nóng trong người tại các tạng trong cơ thể một cách hiệu quả nhất. • Ngoài việc sử dụng thuốc, ăn uống đúng cách tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: dưa chuột, bí đao, rau mồng tơi, rau diếp cá, cà chua, bột sắn dây,... Cần hạn chế đồ ăn thức uống có tính cay, nóng kích thích như: tiêu, ớt, rượu bia, cafe,... Uống đủ bình quân khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. • Trường hợp bệnh nhân đã ăn uống điều độ và kiêng kị đúng theo hướng dẫn. Nhưng do cơ thể quá nóng nhiệt không thể giải quyết được các vấn đề như táo bón, nước tiểu vàng, miệng lưỡi phồng rộp, nóng trong, hơi thở có mùi hôi,...thì có thể sử dụng một số sản phẩm bằng Đông y với hàm lượng dược chất cao điều trị hiệu quả các bệnh mà nguyên nhân do nhiệt gây ra. Từ xưa Y đức ông bà Đông y còn đó mãi là niềm tin Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui !