NHƯỢNG QUYỀN VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Luật Sư riêng, 26/4/19.

  1. Luật Sư riêng

    Luật Sư riêng Thành viên

    Khái niệm nhượng quyền thương mại

    Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
    2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
    [​IMG]

    Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Franchise

    Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Phân cấp thực hiện việc đăng ký:

    1. Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
    2. Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
    3. Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    4. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Hồ sơ đăng ký:

      1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
      2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
      3. Các văn bản xác nhận về:
    • Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
    • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
    Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Thủ tục đăng ký

    • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
    • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
    • Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
    • Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
    Chủ thể và hợp đồng nhượng quyền thương mại

    Chủ thể thực hiện:

    • Đối với trường hợp nhượng quyền thương mại: Đảm bảo quyền sở hữu đối với Bên nhượng quyền thương mại.
    • Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    • Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
    • Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
    • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.
    • Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
    Hợp đồng nhượng quyền thương mại:

    • Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
    • Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
    1. Nội dung của quyền thương mại.
    2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
    3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
    • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
    • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
    • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
    TƯ VẤN, RÀ SOÁT VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
    ---------------------------------------------
    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng
    Hotline: 096 628 88 55 - 0962011118 - 02862765595
    Trụ sở: 25 Vũ Tông Phan - An Phú-Quận 2-TP.HCM
    Email: hopdong@luatsurieng.net
    Website: http://www.luatsuhopdong.vn/
    Fanpage: https://www.facebook.com/luatsuhopdong.vn/
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng