Những sai lầm thường mắc khi cho trẻ ngủ

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi quoccuonggtvt, 9/12/17.

  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên

    Làm thế nào cho trẻ ngủ ngon luôn là điều mà các bậc phụ huynh trăn trở nhất. Hãy cùng nhau tìm hiểu một số những sai lầm thường mắc phải khi cho trẻ ngủ để chúng ta cùng nhau giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.

    [​IMG]
    Khắc phục những sai lầm để giúp trẻ ngủ ngon hơn. (Hình minh họa: Internet)


    1. Không cho bé thư giãn trước khi ngủ:
    Hầu hết mọi người đều cần có thời gian thư giãn trước khi đi ngủ, và em bé của bạn cũng không ngoại lệ. Trước khi cho con ngủ bạn hãy làm vài động tác thư giãn, chơi đùa nhẹ nhàng cùng bé trước khi đặt bé vào trong nôi và ru ngủ. Điều này cũng tạo sự liên kết tình cảm tuyệt vời giữa mẹ và bé.
    Khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ sẽ giúp cho bé có giấc ngủ sâu hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho bản thân. Để bé thư giãn khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ là hợp lý nhất (6 giờ đến 7 giờ tối là khoảng thời gian thích hợp cho bé thư giãn trước khi đi ngủ).
    Kéo rèm cửa, bật đèn ngủ để làm tối căn phòng, chuẩn bị một câu chuyện để kể cho bé hay những vật dụng mà bé yêu thích. Tắm bé với nước ấm trước khi đi ngủ để làm dịu da bé, sau đó mặc đồ ngủ và đưa bé vào phòng tối, mở một bản nhạc hát ru hay kể một câu chuyện vui, chơi đùa cùng bé. Sau đó, ôm bé và bắt đầu ru ngủ. Khi bé rơi vào trạng thái buồn ngủ mới nên đưa bé vào nôi hoặc giường.
    2. Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé:
    Trẻ sơ sinh khó ngủ và trẻ mới biết đi thường phát ra dấu hiệu khi trẻ mệt mỏi và cần đi ngủ. Những dấu hiệu bao gồm: dụi mắt, ngáp dài, cơ thể thiếu linh hoạt, cau có và kêu nhặng xị, mất hứng thú với đồ chơi mà bé yêu thích.
    Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của cơn buồn ngủ tự nhiên này, cơ thể bé sẽ bị mệt mỏi. Bố mẹ nên để mắt theo dõi bé thường xuyên để biết được lúc nào bé cần đi ngủ. Nếu không thấy được các dấu hiệu này, bạn hãy đưa bé đến một căn phòng tối và yên tĩnh. Bắt đầu các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng, và khi cơn buồn ngủ đến gần những dấu hiệu trên sẽ bắt đầu xuất hiện.
    Khi bé mệt mỏi do hoạt động quá mức, bố mẹ cần đưa bé vào không gian yên tĩnh, dành nhiều thời gian hơn thông thường để giúp bé lấy lại cân bằng và rơi vào trạng thái buồn ngủ.
    3. Chuyển bé từ cũi qua giường quá sớm:
    Đây là một sai lầm cổ điển của các bậc cha mẹ! Con vừa tròn 2 tuổi, nhiều mẹ đã vội chuyển ‘địa-bàn-ngủ’ của bé từ cũi ra giường. Nhưng ngay đêm chuyển đổi đó, bé trằn trọc cả đêm không ngủ, thức dậy khi đèn phòng tắt hoặc tỉnh giấc khi có tiếng động nhẹ…Tại sao lại như vậy? Bởi vì trước 3 tuổi, nhiều trẻ em chưa sẵn sàng để ngủ một mình trên chiếc giường to lớn. Bé không nhận thức và điều khiển được ranh giới khác nhau giữa giường và cũi. Chờ đến khi con bạn 3 tuổi hãy nghĩ đến chuyện chuyển con ra giường ngủ. Nếu bé vẫn gặp khó khăn khi ngủ một mình ở giường, bạn có thể dành cho bé thêm thời gian để thích nghi.
    4. Làm mọi cách để bé ngủ lại:
    Trẻ sơ sinh không ngủ thẳng giấc, cứ khoảng 2-3 tiếng/lần bé lại thức. Mỗi lần như vậy, mẹ lại thực hiện quy trình cho con ngủ lại từ đầu. Lâu ngày, mẹ đã vô tình tạo cho bé thói quen: Muốn ngủ lại ắt phải nhờ người khác. Khi bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể yên tâm về sự cứng cáp nhất định của bé. Thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng, để bé tự ngủ lại theo bản năng. Đây mới là chiêu thông minh để mẹ khỏe, bé tự lập.
    5. Cho bé ngủ mọi lúc mọi nơi:
    Với những bé khó ngủ, khi mẹ có thể cho bé say giấc nồng trong xe đẩy, trên ghế salon hay trong tay mẹ, hẳn là quá tuyệt vời. Mẹ sẽ không vì đặt con vào giường mà làm bé tỉnh giấc, để sau đó rất khó cho bé ngủ lại. Tuy nhiên, cách này không giúp bé ngủ sâu giấc và được thư giãn thoải mái. Hơn nữa, khi thức giấc, bé sẽ khó chịu và cau có nhiều hơn bình thường.
    Mẹ thử nghĩ xem ngủ trên giường và ở ghế salon, ở đâu thích hơn? Vì vậy, trừ khi là những giấc ngủ ngắn, bạn nên cho bé ngủ đúng nơi để bé yêu ngủ ngon, mơ đẹp nhé.
    6. Lịch ngủ bất thường:
    Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm. Thử nghĩ xem bé mới ngủ giấc chiều 6-7 giờ mới dậy, 8 giờ tối mẹ lại muốn bé ngủ ngay? Chia đều thời gian ngủ cho bé, tránh để mỗi ngày mỗi kiểu khiến múi giờ sinh hoạt của bé trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, có những ngày bé ngủ trưa ít hoặc nhiều, mẹ nên dựa vào điều này để sắp xếp giờ ngủ cho bé vào buổi tối. Linh hoạt đôi chút để cả hai mẹ con đều có giấc ngủ ngon.
    7. Cho bé ngủ muộn:
    Khi bé chưa muốn ngủ, mẹ thường để bé thức khuya với hy vọng hôm sau bé sẽ ngủ bù. Điều này chỉ đúng với trẻ 13 tuổi trở lên thôi mẹ ơi. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng quy trình, dù mẹ cho bé ngủ giờ nào, cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Do đó, cho bé thức khuya chỉ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau mà thôi. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.
    8. Cho bé ăn vào ban đêm:
    Đang đêm, nhiều bé bị mẹ lay dậy để cho bú, làm bé tỉnh giấc khi đang say ngủ. Thói quen này khi đã được hình thành sẽ khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa, bé vẫn giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để ăn.
    Để khắc phục thói quen này, mẹ chỉ nên cho bé bú đêm khi bé khóc đòi và sau khi bú xong, để bé tự ngủ lại chứ không nên bế ẵm ru ngủ, bé sẽ bị lệ thuộc vào hành động đó của cha mẹ.
    9. Bật đèn sáng khi bé ngủ:
    Cha mẹ thường có thói quen bật đèn sáng khi bé ngủ để tránh cho bé khỏi bị sợ hãi khi ở 1 mình trong bóng tối. Thế nhưng, đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.
    Trên đây là những sai lầm cha mẹ thường mắc phải trong việc chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Để giúp bé ngủ ngon giấc và lớn lên thông minh, khỏe mạnh cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc nhận biết các tín hiệu về giấc ngủ của con và điều chỉnh lại các thói quen của mình.
    10. Từ bỏ quá sớm:

    [​IMG]
    Ngủ ngon giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt. (Hình minh họa: Internet)


    Thói quen không phải dễ thay đổi. Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn trong quá trình hình thành giờ giấc ngủ nghỉ cho bé. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon rất nhiều nhưng bố mẹ phải kiên nhẫn. Ít nhất mất đến 3 tuần, bé mới có thể quen dần với phương pháp ba mẹ đặt ra. Đừng từ bỏ quá sớm nhé ba mẹ!
    Nguồn : Tổng hợp.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng