Cà phê đã được chứng minh là làm giảm áp lực trong các cơ vòng thực quản dưới, góp phần vào trào ngược dạ dày thực quản. NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ CAFE VÀ BỆNH TRÀO NGƯỢC ▶ CÀ PHÊ LÀM CƠ “CANH GIỮ” THỰC QUẢN YẾU ĐI Cà phê đã được chứng minh là làm giảm áp lực trong các cơ vòng thực quản dưới, góp phần vào trào ngược dạ dày thực quản. Và thực tế là nhiều người bệnh đã than phiền về hiện tượng tăng ợ nóng sau khi họ thưởng thức một tách cà phê. Các phương pháp rang cà phê khác nhau cũng không làm giảm xu hướng cà phê gây ra trào ngược. ▶ CHẤT CAFEIN TRONG CÀ PHÊ KHÔNG PHẢI “THỦ PHẠM” DUY NHẤT Người ta thường nghĩ cafein trong cà phê là tác nhân chính gây ra hiện tượng ợ nóng này. Tuy nhiên đó không phải thủ phạm duy nhất. Thử nghiệm với cà phê thông thường và cà phê đã tách bỏ cafein, người ta vẫn thấy trào ngược bị trầm trọng hơn. Cà phê thông thường vẫn tạo thêm trào ngược nhiều hơn là nước chứa cafein. Như vậy có thể kết luận các thành phần khác của cà phê cũng đóng góp vào hiệu ứng tăng trào ngược. ▶ CÀ PHÊ CÓ TÍNH AXIT, DO VẬY NÓ CÓ THỂ GÂY LOÉT DẠ DÀY Ở NGƯỜI NHẠY CẢM Để hạn chế tác hại của cà phê tới bệnh trào ngược, bạn không nên uống cà phê khi đói, buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Bạn có thể uống sau một bữa ăn nhiều dinh dưỡng để tận dụng khả năng làm sạch dạ dày của cà phê. Không nên dùng quá 3 ly cà phê mỗi ngày