Những bài thuốc đông y nổi tiếng trị chứng đái dầm Đái dầm là tình trạng trẻ em trên 3 tuổi ngủ đêm còn đái ra quần lúc tỉnh dậy mới biết. Thông thường trẻ ở độ tuổi này đã có thể kiềm chế được bàng quang nhưng nhiểu trẻ không có khả năng này cho đến 5 đến 7 tuổi thậm chí hơn. Có khoảng 10 đến 20% trẻ 9 đến 10 tuổi vẫn bị. Điều này vẫn có thể tái diễn dù thần kinh trẻ đã hoàn thiện. Nguyên nhân Từ lâu, đái dầm được gọi là đái không thể giữ được ban đêm. Thông thường, nếu trẻ đái dầm trước tuổi 6 hoặc 7 thì hoàn toàn bình thường, không đáng quan tâm. Nhưng nếu đã qua tuổi đó hoặc khi đã là người lớn mà vẫn tiếp tục đái dầm thì bạn cần phải chữa trị kiên trì. Hiện, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm. Hiện tượng này xảy ra khi bạn mắc 1 số những vấn đề sau: - Do bàng quang nhỏ: Khi bàng quang nhỏ, có thể không phát triển đủ để giữ nước tiểu được sản xuất vào ban đêm. - Bàng quang chậm trưởng thành: Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành sẽ khiến cho bàng quang có thể không đầy đủ kích động xuôi từ giấc ngủ - đặc biệt là nếu là ngủ sâu. - Mất cân bằng hormone: Trong suốt thời thơ ấu, một số trẻ em không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) để làm chậm sản xuất nước tiểu vào ban đêm. - Căng thẳng: Nếu như gặp phải những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra tình trạng đái dầm. - Nhiễm trùng đường tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đi tiểu. - Ngưng thở khi ngủ: Đôi khi đái dầm là một dấu hiệu của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, một điều kiện trong đó thở của trẻ bị gián đoạn trong giấc ngủ, thường là do viêm amiđan hoặc vòm họng. - Táo bón mãn tính: Việc thiếu đi tiểu thường xuyên có thể dẫn đến giảm năng lực bàng quang, có thể gây đái dầm vào ban đêm. - Giải phẫu lỗi: Điều này hiếm khi gặp nhưng cũng rất có thể xảy ra khi đái dầm có liên quan đến một khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ thống tiết niệu của trẻ. Điều trị đái dầm theo phương pháp đông y Can kinh uất nhiệt: Triệu chứng: đái dầm, nước tiểu vàng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay nghiến răng, môi đỏ, rêu lưỡi vàng, mỏng, mạch hoạt sác. Rêu lưỡi sạch, mạch tế sác là âm hư. Pháp trị: sơ can thanh nhiệt (nếu can khinh có nhiệt); tư âm, thanh nhiệt (nếu âm hư). Bài thuốc: Long đởm tả can thang Long đởm thảo 6g, tri mẫu 8g, chi tử 8g, mộc thông 8g, sài hồ 8g, sinh địa 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 6g. Thể phế khí và tỳ khí hư (khí hư): Triệu chứng: đái dầm đái nhiều lần lượng nước giải ít, sắc mặt trắng, người gầy, mỏi mệt, đoản khí, ăn kém, tự ra mồ hôi, hoặc ra mồ hôi trộm, lưỡi nhợt, mạch nhu hoãn. Pháp trị: bổ khí, cố sáp. Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm: đảng sâm 12g, trằn bì 6g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, hoàng kỳ 12g, sài hồ 10g, đương quy 12g, thăng ma 10g, ích trí nhân 8g, hoài sơn 12g, ô dược 6g, thỏ ty tử 8g, sa tiền tử 8g, ngũ vị tử 6g, kỷ tử 8g, hoàng kỳ 12g, sơn thù 8g, sa uyển tật lê 8g, thăng ma 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, phục thần 8g, ích mẫu 8g, tang phiêu tiêu 8g, ích trí nhân 8g. Điều trị Thể Thận khí hoàn: Triệu chứng: đái dầm khi ngủ, có lúc đái 2 - 3 lần một đêm, sắc mặt trắng, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi yếu, nước giải trong dài, tiểu nhiều lần. Chất lưỡi nhợt, mạch trì, vô lực. Pháp trị: ôn thận, cố sáp. Bài thuốc: - Tổ con bọ ngựa 40g, ích trí nhân 40g. Tán bột thành viên ngày uống 10g. - Tổ con bọ ngựa 12g, phá cố chỉ 12g, thỏ ty tử 8g, đảng sâm 12g, ích trí nhân 8g, ba kích 8g. Ngày sắc uống 1 thang. - Lục vị hoàn gia ô dước, ích trí nhân, ngưu tất, phá cố chỉ, tang phiêu tiêu, xương bồ. - Thục địa 12g, ô dược 6g, sơn thù 8g, ngưu tất 12g, hoài sơn 12g, phá cố chỉ 8g, trạch tả 8g, ích trí nhân 8g, đan bì 8g, xương bồ 6g, tang phiêu tiêu 8g, phục linh 8g. - Tang phiêu tiêu tán: tang phiêu tiêu 12g, đảng sâm 16g, viễn chí 8g, phục thần 12g, xương bồ 6g, đương quy 8g, long cốt 12g, quy bản 8g, mẫu lệ 12g. Ngày uống một thang.