1. Ý tưởng khởi nghiệp đầu tiên ít khi là ý tưởng tốt nhất Khi đưa ra thị trường, sản phẩm của bạn giống như một đứa trẻ sơ sinh. Nó rất mong manh, yếu ớt và rất có thể không thành công như kỳ vọng. Trong tình huống xấu, hoặc bạn lắng nghe những lời phê phán của khách hàng, hoặc bạn không thèm nghe gì cả. Đáng tiếc là, những người không thích nghe gì cả chiếm số đông. Sản phẩm bạn tâm huyết, nên bạn thường cảm nhận nó giá trị, nhưng nếu không được thị trường chấp nhận thì bạn cũng thất bại. Nếu không cầu thị, lắng nghe để hoàn thiện thì khách hàng sẽ không tương tác với bạn, không quan tâm đến sản phẩm của bạn nữa. Bài học: Đừng cố định với các ý tưởng của mình. Bạn cần lắng nghe, đo lường, thử ở mọi khía cạnh để hoàn thiện sản phẩm. 2. Thuê nhầm người còn tệ hại hơn việc phải dài cổ tìm đúng người Khi mới lập nghiệp, doanh nghiệp thường thuê người có tính tình dễ chịu và chi phí phải chăng, nhưng về sau họ mới nhận thức được tầm quan trọng của việc thuê những người có chuyên môn giỏi. Về dài hạn, thuê người giỏi hơn, dù tốn chi phí hơn, nhưng sẽ tiết kiệm tiền bạc cho bạn. Bài học: Một câu đã được đúc kết rất chuẩn là “Hãy chậm khi tuyển dụng và nhanh khi sa thải”. Bạn chỉ thuê người khi công việc dứt khoát phải thuê. Nếu việc bạn có thể làm được thì cứ tự làm. Tuy nhiên, nếu xét thấy thuê người hiệu quả hơn thì lại nên thuê. 3. Sức khỏe tâm thần ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công kinh doanh Mặt trái của hoạt động kinh doanh là dễ làm tổn thương sức khỏe tâm thần. Theo số liệu thống kê, các doanh nhân có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi và nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Bài học: Sức khỏe tâm thầm và sức khỏe thể chất là vô giá, nên không đáng phải đánh đổi lấy sự thành công nào đó trong kinh doanh. Đừng để rơi vào cái bẫy đó. Hãy chú ý đảm bảo cho cuộc sống hài hòa, cân bằng, tập trung vào cả sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất. facebook.com/luatvaketoan