Cá chết và trách nhiệm của Tiến sĩ

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    Cá chết. Câu chuyện thời sự và đến hôm nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, biết rằng có hai khả năng, hai nhóm nguyên nhân chính gây nên cá chết: do độc tố hoá học của con người và trên biển hoặc do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ. Những nguyên nhân mang tính chung chung như thế có lẽ không cần đến tiến sĩ cũng có thể luận ra được. Nhiều người thắc mắc chúng ta có đến 24.000 tiến sĩ mà sao không tìm ra được nguyên nhân cá chết. Thậm chí báo Dân Việt còn giật tít: “ 24.000 tiến sĩ lặng yên nhìn cá chết - Dân Việt”

    Tiến sĩ (TS) là gì? Theo như cách dùng phổ biến của Tây phương thì Ph.D là viết tắt của chữ Doctor of Philosophy. Học bậc Ph.D, cao nhất trong các bậc học, đầu tiên xuất hiện ở Ðức, sau đó được Mỹ và nhiều nước phương tây khác sử dụng. Bằng Ph.D đầu tiên của Mỹ xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 19.
    Theo Giáo sư Ngô Quang Hưng (Hqn Hqn Hqn) thì “Cái nhìn hiện đại của Ph.D như sau. Ðể hoàn tất Ph.D, sinh viên phải đạt được hai mục tiêu chính: (a) hoàn toàn tinh thông một ngành (hoặc phân ngành) nào đó, và (b) góp phần mở rộng khối kiến thức của nhân loại về ngành đó.

    Mục tiêu (b) là cái lõi để phân biệt bậc Ph.D với các bậc học khác. Ph.D không phải là cái bằng "nhai lại": đọc nhiều, thi lấy điểm cao là xong. Một Ph.D đúng nghĩa phải có một vài công trình và ý tưởng nghiên cứu của riêng mình (originality). “ Chính vì thế mà theo (a) TS (Ph.D) buộc phải tinh thông một ngành, nghể và trong 24.000 TS không phải ai cũng tinh thông nghề cá. Bản thân trong một nghề, ví dụ như CNTT còn rất nhiều phân ngành khác nữa mà TS cần phải chuyên sâu. Cho nên, vừa rồi nhiều bạn nhạo báng tính chuyên sâu của một số đề tài tiến sĩ ở Việt Nam là chưa hợp lý. Vấn đề đặt ra là nó có đủ mức độ chuyên sâu chưa? và có ý tưởng gì độc đáo hay không? Có góp phần mở rộng khối kiến thức của nhân loại (b). Chính vì không hiểu được công việc của TS, một người mà chỉ đơn giản là được xác nhận có KHẢ NĂNG nghiên cứu chuyên sâu, cho nên đã gán cho TS vai trò vạn năng, cái gì cũng phải biết và phải giải quyết những việc không liên quan đến chức phận và chuyên môn của mình. Có nghĩa là vừa khoác cho TS ánh hào quang rực rỡ vừa bắt anh ta phải cáng đáng việc mình không có nghĩa vụ phải làm. Câu hỏi chính xác phải là trong 24.000 TS ấy bao nhiêu TS làm chuyên ngành về biển về sinh học biển? và họ đã có các công trình nghiên cứu nào về việc đó hay chưa? Chức năng của các viện liên quan và trách nhiệm đến đâu trong việc đó, chứ không phải vặn vẹo 24.000 TS khác chuyên môn kia. Ở Việt nam chúng ta hay có kiểu mời một anh GS hay TS nổi tiếng ở một lĩnh vực phát biểu về lĩnh vực khác và coi nó như một chân lý, đây là một “ngụy biện dựa vào uy tín” (Argumentum ad Verecundiam fallacy) khá điển hình. Như thế một anh GS toán chưa chắc có phán đoán về vụ cá chết hay thẩm quyền chuyên môn bằng một anh cử nhân sinh hóa đang làm đúng chuyên môn ở viện. Cần hiểu rõ vai trò của TS trong công việc và xã hội để đánh giá đúng mức. Nếu không ta sẽ có một thái độ không đúng đắn về vấn đề này, một xã hội trọng hư danh như cái đề án phổ cập hóa tiến sĩ của Thành ủy Hà nội nhiều năm trước đây.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng