Nhìn về người trẻ

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Lê Thanh, 26/4/17.

  1. Lê Thanh

    Lê Thanh Thành viên

    Trẻ thì khỏe, nhưng không được bán rẻ,
    Dịp gần đây, khi phong trào khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh đang khởi sắc, tôi rất khó chịu khi thấy nhiều bài báo viết về phong trào khởi nghiệp như một phong trào cực đoan. Nhiều bài báo thậm chí còn giật tít rằng “khởi nghiệp như một dịch bệnh” đang bùng phát với hậu quả có vẻ khủng khiếp lắm. Tôi đã từng report với 1 tờ báo lớn và yêu cầu rút bài vì họ publish 1 bài báo được dịch ra từ 1 bài báo quốc tế với tiêu đề gốc (vốn rất hay) thì được chuyển thành 1 tiêu đề rất sốc và tiêu cực.
    Phòng trào khởi nghiệp đang được đẩy cao, với sự hưởng ứng từ cả cộng đồng và chính phủ, nhưng nhiều người vẫn đứng ngoài cuộc và nhìn với con mắt đầy tiêu cực, kiểu như giới trẻ là trẻ người non dạ, biết gì mà khởi với nghiệp. Ai cũng nói, khởi nghiệp chỉ thành công dưới 3%, 97% là thất bại, nhưng nếu không có 97% kia thì làm gì có 3% còn lại, thời thế không có lấy đâu ra anh hùng. Nhiều người nói, khởi nghiệp phải có kiến thức, phải có kinh nghiệm, nhưng nhìn lại vẫn là câu chuyện con gà quả trứng, không bắt tay vào làm thì lấy đâu ra kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không dám làm. Cơ bản là do tâm lý ăn chắc mặc bền đã ăn sâu vào máu, nhiều người không dám mở rộng mindset của mình để đương đầu với thử thách mới. Nếu chỉ trích khởi nghiệp là tốn thời gian, tốn công sức và tiêu tốn tiền bạc, thời gian vô ích. Nhưng ai đã trải qua rồi mới thấy kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống đáng quý dường nào, không ai có thể dạy được trừ khi tự mình kiểm nghiệm thực tế. Ngay cả thanh niên các nước phát triển, họ vẫn có phong trào “1-year-gap”, dành hàng năm trời sau khi tốt nghiệp để đi khắp đó đây, trải nghiệm cuộc sống thực tế, từ đó hình thành nên kinh nghiệm cho bản thân và phục vụ cho cuộc sống sau này. Bao giờ cũng vậy, không làm thì sẽ không có kinh nghiệm, lý thuyết thì vẫn luôn là lý thuyết.
    Tôi không hoàn toàn ủng hộ phong trào khởi nghiệp theo kiểu đâm đầu vào chỗ chết hay tiêu tốn gia sản vì thiếu hiểu biết, người khởi nghiệp phải luôn biết đầu tư vào đúng chỗ, nếu có fail thì rủi ro cũng là tối thiểu. Quan trọng hơn nữa là rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại.
    Hãy thôi chỉ trích, hãy thôi nhìn phong trào khởi nghiệp với con mắt tiêu cực. Tỉ lệ làm chủ ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức 5%, chưa bằng ¼ các nước ngay bên cạnh chúng ta như Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… Chính phủ cũng đang mong muốn đưa số doanh nghiệp tại Việt Nam lên mốc 1 triệu doanh nghiệp. Phong trào khởi nghiệp sẽ giúp cải thiện các vấn đề xã hội tại Việt Nam liên quan đến việc làm, chất lượng nhân lực, chất lượng cuộc sống.
    Giới trẻ Việt Nam ngày nay được đi nhiều và học nhiều. Hơn nữa, internet và thế giới social network rộng mở, kiến thức được chia sẻ nhiều, update liên tục. Có những ngành thời thượng như CNTT thì giới trẻ Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước phát triển. Ngoài ra, việc xách ba lô đi học hỏi đây đó vài ngày tới vài tuần ở các nước khác đang trở nên dễ hơn bao giờ hết. Những trải nghiệm ấy được tích lũy lâu dài sẽ là nguồn lực cực lớn cho quá trình khởi nghiệp trong tương lai cũng như sự phát triển của đất nước. Hãy luôn đi, luôn đọc và luôn học hỏi những điều mới, đem về áp dụng tại Việt Nam, phát triển bản thân và phát triển cộng đồng.
    Xin cảm ơn ban quản trị đã duyệt bài,
    Nguyễn Ngọc Dũng
    Ylinkee,
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng