Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích sinh sống, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân cũng như hộ gia đình. Và trong những năm gần đây, chắc hẳn người dân đều đã được nghe tới thuật ngữ “nhà ở hình thành trong tương lai”. Vậy nhà ở hình thành trong tương lai là gì? Điều kiện để mua bán loại nhà này ra sao? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Bạn đã biết gì về mô hình cộng tác viên công chứng? 1. Nhà ở hình thành trong tương lai là gì? Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, khi ký kết hợp đồng mua bán thì nó chưa được hình thành và chưa có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng). Nội dung khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai được quy định rõ tại khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 như sau: “19. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.” Ví dụ: Căn hộ chung cư trong tòa chung cư đang xây dựng là nhà ở hình thành trong tương lai. 2. Thủ tục mua bán nhà ở hình thành trong tương lai 2.1. Lập hợp đồng mua bán nhà ở Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BX D, hai bên thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà. Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở phải bao gồm các nội dung chính sau đây: – Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. – Số, ngày, tháng năm của hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư. – Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán. – Quyền và nghĩa vụ của các bên. – Giải quyết tranh chấp. – Các thỏa thuận khác. Số lượng hợp đồng: Lập thành 07 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực). >>>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ gồm những bước nào? 2.2. Công chứng hoặc chứng thực Đối với hộ gia đình, cá nhân thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại phải được công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau: – 07 Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. – Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng. – Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu. – Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực như giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân,… 2.3. Kê khai thuế, phí, lệ phí 2.4. Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận Khoản 3 Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BX D quy định sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí, bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. – Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận bao gồm các giấy tờ sau: + 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng. + Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng. + Biên lai nộp thuế hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế. + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu. >>>> Xem thêm: Sơ yếu lý lịch cần công chứng hay chứng thực? Trên đây là bài viết về nhà ở hình thành trong tương lai là gì và điều kiện, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com