Nguyên tắc tự do hợp đồng là gì?

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 8/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Khái niệm hợp đồng

    Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia vào nhiều quan hệ xã hội phong phú và rất đa dạng. Trong các giao dịch dân sự đó, một căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự là hợp đồng. Hiện nay ở Việt Nam, trên phương diện pháp lý, khái niệm hợp đồng được hiểu một cách chung nhất là hợp đồng dân sự. Hợp đồng là hình thức thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đạt được thông qua sự thoả thuận.

    Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đối hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó.

    Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005).

    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    Để được coi là sự thoả thuận thì hợp đồng phải thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Đó là nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc này cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, về cái gì, vào thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong một quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên.

    Thông qua hợp đồng, các bên tự do thỏa thuận nhằm hướng tới các đối tượng, nghĩa vụ của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu những nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng trái pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.

    Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong các giao dịch dân sự, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được tiến hành thông qua hợp đồng. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng được gọi là chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền).

    Trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự và có tính chất tương ứng. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hòa và thoả mãn các lợi ích khác nhau của các bên.

    Hợp đồng dân sự là những giao dịch dân sự phổ biến, là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.

    Vì vậy, những quy định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự thì cũng được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng dân sự. Trong pháp luật dân sự, hợp đồng dân sự, nghĩa vụ và giao dịch dân sự có mối liên quan mật thiết với nhau. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động thương mại được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng