Nguyên tắc của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 11/11/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự

    Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những cam kết của mình. Neu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng tức là vi phạm nghĩa vụ dân sự đã được xác lập từ hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Ở đây, trách nhiệm pháp lý được hiểu là trách nhiệm của bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân sự (Trách nhiệm trong hợp đồng) và cũng là một trong những trách nhiệm pháp lý nên có những đặc điểm chung sau đây:


    Tham khảo dịch vụ thành lập công ty nước ngoài trọn gói tại TP.HCM.

    - Được áp dụng chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật, và chỉ đối với người có hành vi vi phạm đó.
    - Là biểu hiện sự cưỡng chế của Nhà nước đối với hành vi vi phạm và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
    - Bao giờ cũng là hậu quả bất lợi cho bên có hành vi vi phạm pháp luật.
    Ngoài ra, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng:
    - Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự luôn liên quan trực tiếp đối với tài sản. Vì lợi ích của mình các bên tự nguyện quyết định tham gia vào các nghĩa vụ dân sự, quan hệ hợp đồng dân sự. Việc vi phạm nghĩa vụ của một bên sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Xuất phát từ quan điểm đó mà bên vi phạm phải bù đắp toàn bộ những lợi ích vật chất cho bên bị vi phạm.
    - Bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất lợi mang nội dung tài sản như bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chính đáng của bên kia hoặc khắc phục hậu quả cho bên bị vi phạm.

    Nguyên tắc của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

    Thứ nhất, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Đương nhiên, bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Lỗi là cơ sở của trách nhiệm dân sự thể hiện ở các mức độ lỗi cố ý và lỗi vô ý.

    Thứ hai, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Thứ ba, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

    Những quy định về việc thành lập công ty mới được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng