Cho đơn giản và dễ hiểu về góc nhìn kinh doanh của Giang trong bài chia sẻ này Giang dùng ổ bánh mì để nói chuyện chứ chẳng có gì cao siêu lắm đâu. ^^ Nguyên lý rất đơn giản: "Một ổ bánh mì hoàn thiện là sự kết hợp của rất nhiều thứ và bạn chẳng thể nào làm hết tất cả được. Vì vậy, hãy tập trung vào thứ mà bạn có chuyên môn nhất và tạo ra nhiều giá trị nhất cho khách hàng " Còn những thứ khác hãy để cho người có chuyên môn hơn làm, vậy cho khoẻ. ^^ *** Nếu chỉ muốn cái cốt lõi nhất thì bạn chỉ cần đọc tới đây là đủ rồi. Tạm thời Giang nghĩ ra có 16 ý như sau: 1 >>> Cơ hội khắp mọi nơi ! 2 >>> Sự phù hợp ! 3 >>> Gia tăng giá trị thì gia tăng lợi nhuận ! 4 >>> Mỗi người mỗi ý ! 5 >>> Ở đây tôi được thêm chai nước suối ! 6 >>> Bánh mì và dòng tiền ! 7 >>> Hãy gọi tên khách hàng thường xuyên ! 8 >>> Bánh mì cũng phải có thương hiệu chứ ! 9 >>> Khách VIP xuất hiện ! 10 >>> Con người vốn thích của lạ ! 11 >>> Trăm hay không bằng tay quen ! 12 >>> Chẳng ai một mình mà dựng được cả cơ đồ ! 13 >>> Mỗi xe bánh mì 1 lúc chỉ nằm trên 1 địa điểm mà thôi ! 14 >>> Dùng tiền và sức của người khác cùng làm giàu ! 15 >>> “On lai” không chừa một ai ! 16 >>> Công ty trách nhiệm vô thời hạn 1 thành viên ! + Tổng kết nguyên lý bằng 1 câu dưới cùng. ^^ *** Nếu chỉ muốn nắm phần sườn chính thì bạn đọc tới đây đủ rồi ! *** Nếu muốn hiểu bài bản hơn với các giải thích, ví dụ mình họa thì bạn cứ đọc tiếp nhé. ^^ VÀ ĐÂY LÀ NỘI DUNG CHI TIẾT TỪNG Ý CỦA BẠN: 1 >>> Cơ hội khắp mọi nơi ! Bánh mì cũng là một lĩnh vực kinh doanh và trong nó cũng có đầy rẫy cơ hội cho mọi người. 2 >>> Sự phù hợp ! Bất cứ ai cũng có thể tham gia bán bánh mì, nhưng không phải ai cũng trụ lại và làm giàu được với nó. 3 >>> Gia tăng giá trị thì gia tăng lợi nhuận ! Nếu bạn chỉ bán một ổ bánh mì không thì bạn chỉ có thể bán vài nghìn đồng và lời vài đồng. Nhưng nếu bạn bán một ổ bánh mì được làm với nhiều nguyên liệu đi kèm thì bạn có thể bán vài chục nghìn và lãi vài nghìn đồng. 4 >>> Mỗi người mỗi ý ! Cùng là một ổ bánh mì thành phẩm như nhau nhưng thay vì một kiểu bánh mì bán cho tất cả khách, thì mỗi khách một sở thích, khẩu vị ăn uống khác nhau nên bạn sẽ cần làm ra ổ bánh mì khác nhau như ổ nhiều thịt, ổ nhiều pate, ổ nhiều nước sốt, ổ nhiều ớt hiểm, … 5 >>> Ở đây tôi được thêm chai nước suối ! Cùng là ổ bánh mì tương tự nhau nhưng khi xuất hiện thêm chai nước suối, cây tăm, khăn lạnh thì không còn bị so sánh với những chỗ khác ổ bánh mì nữa rồi, vừa giảm đối thủ bị so sánh, vừa tăng khả năng mua hàng vì chỉ cần mua 1 món là dc tặng đủ 1 bộ. Mỗi lần đi du lịch hướng bến xe Miền Đông thì Giang đều thích ghé tiệm bán mì Út Kiêm đường Quốc lộ 13 thay vì các quán khác, giá như nhau nhưng lại có thêm đồ. 6 >>> Bánh mì và dòng tiền ! Để ra được quyết định ăn cái gì và ở quán nào lần đầu tiên cực kỳ khó khăn cho khách hàng, nhưng khi họ đã ăn được 3 lần thì lần thứ 4 khả năng họ quay lại sẽ rất rất cao, và khi 1 khách hàng quay lại thường xuyên quán của bạn rồi thì sẽ không có chuyện đối thủ xen vào giữa nữa vì nó như là thói quen hàng ngày của họ vậy. Và nó sẽ biến thành dòng tiền, cứ mỗi khách hàng, mỗi ngày đều ghé lại, lại phát sinh đơn hàng, lại phát sinh lợi nhuận đều đặn. Hồi lúc còn đi học, mỗi tuần khi đến cơ sở học đó Giang đều sẽ ghé tiệm bánh mì cách đó không xa để mua đúng món bánh mì Giang thích đều đặn hàng tuần, chỉ tiếc là hết học thì thôi luôn, nhưng quan trọng là cô ấy có được dòng tiền từ việc mua hàng thường xuyên của Giang trong quá trình đi học mấy năm rồi. 7 >>> Hãy gọi tên khách hàng thường xuyên ! Tên riêng là một cụm từ cực kỳ thiêng liêng, mỗi khi tên mình được cất lên thì cảm xúc, cảm giác nó nâng nâng làm sao ấy, như mình là một người đặc biệt trong mắt người bán hàng đó vậy, sẽ gây được ấn tượng vô cùng, nhất là khi còn được hỏi thăm abc các kiểu nữa. ^^ Khi sản phẩm không còn sự khác biệt mấy nữa thì lúc này dịch vụ lên ngôi và sự quan tâm đến khách hàng là một trong số đó. 8 >>> Bánh mì cũng phải có thương hiệu chứ ! Không cần phải có công ty thì mới cần phải xây dựng thương hiệu, cá nhân bán hàng thì cũng phải có thương hiệu cá nhân. Thương hiệu đơn giản là cảm nhận của khách hàng khi nhắc đến xe bánh mì của mình. Một cô bán hàng dễ thương, luôn tươi cười, hỏi han suốt, riêng mình lại được hâm nóng bánh mì, xe cộ thì sạch sẽ tinh tươm, ... ( mặc dù ai cũng được đối xử như vậy ) ^^ Trên đường 3/2 có một cô bán bánh mì chả cá mà lần nào đi ngang qua thấy cô luôn trong tư thế CHẶT CHÉM ( chặt quả dưa chuột, chém ổ bánh mì ) cũng dặn lòng kiểu gì cũng phải ghé 1 lần, kết quả là từ lần đầu tiên đã ghé được nhiều lần. Thay vì để khách hàng mỗi người cảm nhận mỗi kiểu về mình thì hãy chủ động xác định và xây dựng nó để ai cũng sẽ cảm nhận như nhau về mình. 9 >>> Khách VIP xuất hiện ! Hay vì một khách mua chỉ một ổ mà bây giờ 10 ổ, 20 ổ thì chăm sóc phải khác chứ. Sẵn sàng giao hàng tận nơi bán kinh 5km chẳng hạn, 1-2 tuần gọi hỏi thăm, người đặt mua tặng riêng 1 ổ không tính tiền, … Đặt hàng trước cho ngày mai và chỉ việc làm rồi giao thôi. Đặt hàng cho nhóm, tổ chức đi du lịch, công tác, ... Phải phân tầng khách hàng ra để phục vụ khác nhau vì giá trị từng khách hàng tạo ra cũng khác nhau mà. Xuất hiện khoản chi phí chăm sóc khách hàng đặc biệt. ^^ Người mới mua lần đầu Người mua qua đường Người mua nhiều lần Người mua số lượng lớn mỗi lần …. 10 >>> Con người vốn thích của lạ ! Cũng như bánh mì làm từ lúa mạch và cho thêm nguyên liệu vào thì có đợt rộ lên món Bánh Mì Doner Kebab hình như nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ gì đó thì người người bán, nhà nhà mua. Hay như bánh mì Sandwich làm sẵn theo nhiều mùi vị và khách hàng ghé mua rồi đi luôn. Bánh mì chả cá Vũng Tàu Bánh mì Hội An ….