Người tố cáo có được giữ bí mật thông tin và được bảo vệ không?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi MissLaw, 24/12/22.

  1. MissLaw

    MissLaw Thành viên mới

    Người tố cáo có được giữ bí mật thông tin và được bảo vệ không hẳn sẽ là câu hỏi mà nhiều người muốn thực hiện quyền tố cáo quan tâm. Với mục đích khuyến khích người dân đấu tranh chống lại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời thì pháp luật có quy định về bảo mật thông tin và bảo vệ người tố cáo. Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu thêm, người tố cáo sẽ được pháp luật bảo vệ như thế nào.

    Quy định về bảo mật thông tin và bảo vệ người tố cáo
    Theo khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Tố cáo 2018, một trong những nguyên tắc của giải quyết tố cáo là việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo. Các hành vi đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo là những hành vi bị cấm và người thực hiện những hành vi này đều xem như là vi phạm pháp luật (khoản 8 Điều 8 Luật Tố cáo 2018).

    Ngoài ra, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo trong việc bảo vệ an toàn cho người tố cáo. Điều 19 Thông tư 05/2021/TT-TTCP do Thanh Tra Chính Phủ ban hành ngày 01/10/2022 quy định trong quá trình tiếp người tố cáo cũng như xử lý đơn, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo.

    Khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

    >>> Xem thêm: Tư vấn khiếu nại tố cáo hành chính

    Các biện pháp bảo vệ người tố cáo

    Biện pháp bảo vệ thông tin người tố cáo được quy định tại Điều 56 Luật Tố cáo 2018

    • Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
    • Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
    • Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan;
    • Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
    • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
    Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm người tố cáo theo Điều 57 Luật Tố cáo 2018 và lưu ý người được áp dụng biện pháp này có hai đối tượng chủ thể sau:

    Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng:

    • Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
    • Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
    • Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
    • Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
    Người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được áp dụng:

    • Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
    • Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm người tố cáo theo Điều 58 Luật Tố cáo 2018:

    • Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
    • Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
    • Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
    • Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
    • Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
    Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
    Điều 49 Luật Tố cáo quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ:
    • Người giải quyết tố cáo
    • Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo
    • Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan
    • Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động
    • Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác
    Trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo
    Đơn đề nghị áp dụng biện pháp
    Đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo cần đáp ứng các nội dung sau đây theo Điều 50 Luật Tố cáo 2018:
    • Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
    • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
    • Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
    • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
    Trình tự, thủ tục
    Bước 1: Đề nghị áp dụng biện pháp tố cáo

    Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

    Bước 2: Xem xét quyết định bảo vệ người tố cáo

    Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

    Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.

    Bước 3: Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

    Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.

    Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tố cáo 2018.

    (Căn cứ pháp lý tại khoản 3 Điều 47, Điều 50, 51, 52 Luật Tố cáo 2018)

    Luật sư hướng dẫn thủ tục bảo vệ người tố cáo

    • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan thủ tục bảo vệ người tố cáo
    • Luật sư tư vấn quy định pháp luật về giữ bí mật thông tin và bảo vệ người tố cáo;
    • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan tới bảo vệ người tố cáo;
    • Đại diện theo ủy quyền cho Quý khách hàng với cơ quan nhà nước khi cần xử lý các vấn đề liên quan tới Luật hình sự.
    • Giải quyết các vấn đề pháp lý khác.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng