Ngủ trưa thế nào cho đúng?

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi quoccuonggtvt, 25/10/17.

  1. quoccuonggtvt

    quoccuonggtvt Thành viên

    Ngủ trưa rất quan trọng vì nó giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng sau một buổi sáng làm việc và chuẩn bị cho vài giờ làm việc tiếp theo. Vậy câu hỏi được đặt ra là ngủ trưa bao lâu là đủ, ngủ như thế nào là đúng….được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cho các bạn giải đáp một vài thắc mắc về giấc ngủ trưa.

    [​IMG]
    Lợi ích của việc ngủ trưa. (Hình minh họa: Internet)
    Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu lợi ích của việc ngủ trưa:

    • Tăng hiệu quả làm việc.
    • Tăng khả năng sáng tạo.
    • Cải thiện tâm trạng.
    • Cải thiện trí nhớ.
    • Tăng sự tỉnh táo, minh mẫn nên khả năng tiếp thu được nâng lên đáng kể.
    • Giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn kiệt sức.
    • Tốt cho thần kinh, tim mạch, sức khỏe.
    Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine năm 2007 của Trường Y tế công cộng Harvard ở Boston (Mỹ) cho thấy: Những người có một giấc ngủ trưa ngắn ít nhất 3 lần/tuần giảm 37% nguy cơ chết vì bệnh tim. Và nếu bạn có một giấc ngủ trưa mỗi ngày sẽ giảm 64% nguy cơ chết vì bệnh tim.


    1.Ngủ trưa bao lâu là đủ?
    Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. Để tránh theo quán tính của một giấc ngủ say và sâu khiến bạn có cảm giác lạm dụng thời gian và mất phương hướng khi thức dậy, bạn nên đặt đồng hồ báo thức để tránh ngủ quên. Theo thông tin trên tờ Huffington Post, một giấc ngủ trưa tuyệt vời là khoảng từ 20-30 phút. Sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. Nếu ngủ lâu hơn nữa dễ khiến bạn rơi vào trạng thái đờ đẫn khi phải thức dậy để làm việc tiếp.

    Trường hợp thiếu ngủ, có thể cho phép bản thân ngủ lâu hơn nhưng không quá 1 tiếng rưỡi.

    Nếu không có thời gian để ngủ, hãy tìm một nơi yên tĩnh để nhắm mắt trong 5 hoặc 10 phút cũng có thể giúp lấy lại sự tươi tỉnh. Dù bạn không thật sự rơi vào trạng thái ngủ nhưng điều đó vẫn có ích rất nhiều cho sức khỏe.

    2.Tạo nhịp sinh học cho giấc ngủ trưa:
    Bạn nên cố gắng ngủ trưa vào cùng một thời điểm trong ngày. Điều này giúp ổn định nhịp sinh học của bạn và tối đa hóa các lợi ích mà giấc ngủ trưa mang đến.

    3.Giảm thiểu ánh sáng:
    Ánh sáng kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động và điều đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trong quỹ thời gian eo hẹp. Tắt đèn hoặc sử dụng kính mắt để giấc ngủ ngon đến với bạn dễ dàng và chất lượng hơn.

    4.Đắp chăn nếu có thể:
    Khi ngủ, quá trình trao đổi chất của bạn làm việc giảm công suất đi, nhịp thở cũng chậm lại và làm nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống đôi chút. Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giấc ngủ khi sử dụng một tấm chăn nhẹ, mỏng, nó sẽ giúp bạn cải thiện giấc ngủ của mình.

    5.Tư thế ngủ:
    Tư thế ngủ cũng không bắt buộc phải nằm dài ra trên giường, ta có thể dựa lưng, ngả đầu ra phía sau để “chợp mắt”. Và cách tốt nhất là thả lỏng cơ thể (chân tay không được bắt chéo), giãn đều các cơ bắp, nhắm mắt lại và thở nhịp nhàng.

    Khi ngủ phải nằm với tư thế đầu cao chân thấp và nằm nghiêng về bên phải. Như vậy sẽ giảm bớt áp lực cho tim.

    Có những người khi ngủ gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn, như vậy sẽ đè nén con ngươi mắt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, gục đầu xuống bàn ngủ sẽ đè nén lồng ngực, ảnh hưởng đến hô hấp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh, khiến cho hai bả vai và hai cánh tay bị tê, đau nhói, hoa mắt, chóng mặt.

    [​IMG]
    Ngủ trưa sai tư thế có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Hình minh họa : Internet)
    Với nhiều người, nhất là giới văn phòng, sau giờ ăn trưa, họ sẽ gục đầu xuống bàn làm việc hay ngả người ra sau chiếc ghế tựa để chợp mắt. Dù đã ngủ nhưng sau khi thức dậy họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do ngủ sai tư thế, cần cải thiện lại tư thế lúc ngủ.

    6.Ngủ sau khi ăn trưa. Đúng hay sai?
    Nếu bạn bị bệnh trào ngược axit hoặc bị khó tiêu sau khi ăn, hãy thực hiện đi bộ hơn là để có một giấc ngủ ngắn. Với những người này, nếu nằm ngủ trưa ngay sau khi ăn sẽ khiến những triệu chứng của bệnh trào ngược càng nặng nề hơn và bạn có thể kết thúc bằng chứng ợ nóng.

    Nguồn : Tổng hợp​
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng