Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi kyle26109409, 14/10/22.

  1. kyle26109409

    kyle26109409 Thành viên

    Nghĩa vụ về ngành nghề kinh doanh

    Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng phạm vi và các ngành, nghề đã được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị là đăng ký doanh nghiệp. Vi phạm về ngành, nghề kinh doanh như kinh doanh trái phép, sản xuất, tàng trữ, mua bán và vận chuyển hàng cấm, hàng giả sẽ phải chịu những chế tài pháp luật, thậm chí có thể bị thu hồi đăng ký doanh nghiệp.

    Nghĩa vụ về tài chính

    Phù hợp với ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Các sắc thuế hiện hành được ban hành dưới hình thức luật và pháp lệnh. Việc thu nộp thuế thực hiện theo Luật Quản lý thuế 2006. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thực hiện thu nộp các khoản phí và lệ phí quy định trong Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001.

    Tham khảo dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói tại TP.HCM.

    Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật quy định sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm nghề nghiệp thì phải tham gia các loại bảo hiểm đó như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Có những ngành, nghề kinh doanh đặc biệt như tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, pháp luật quy định chế độ tài chính doanh nghiệp để duy trì nền tài chính doanh nghiệp lành mạnh, tránh cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản gây ảnh hưởng dây chuyền xấu cho nền kinh tế, đương nhiên doanh nghiệp phải tuân theo những quy định này. Doanh nghiệp phải thực hiện những quy định về vốn pháp định khi thành lập cũng như trường hợp có bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc tăng giảm vốn. Pháp Luật Kế toán cũng bắt buộc doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính với những nội dung nhất định.

    Nghĩa vụ về kế toán, thống kê

    Để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời cũng để tổng hợp thông tin về thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp, Nhà nước ban hành chế độ kế toán, thống kê. Doanh nghiệp phải thực hiện kế toán tài chính để cung cấp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải thực hiện kế toán quản trị để bảo đảm cho hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp. Luật Kế toán 2003 quy định công tác kế toán mà các doanh nghiệp phải thực hiện với những nội dung: Chứng từ kế toán, tài khoản và sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán. Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê, cung cấp các số liệu ghi chép ban đầu cho các cuộc điều tra thống kê và lập báo cáo thống kê theo Luật Thống kê 2003. Những quy định về việc thành lập công ty mới, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định rõ trong Luật Doanh Nghiệp 2020.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng