NGHĨA VỤ TRẢ NỢ KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?

Thảo luận trong 'Sinh Viên Học Tập' bắt đầu bởi Truong995, 28/1/19.

  1. Truong995

    Truong995 Thành viên

    Tóm tắt câu hỏi:
    Xin chào luật sư, Tôi có câu hỏi như sau: Vợ tôi đưa đơn ra tòa đơn phương ly hôn, trong đơn vợ tôi nói là tài sản không có gì và tự nhận nuôi con mà không đòi chu cấp gì. Tôi không đồng ý bởi vì trong thời gian chung sống, Chúng tôi có vay nợ rất nhiều. Giờ tôi đồng ý ly hôn nhưng tôi muốn cô ấy phải có trách nhiệm với các khoản nợ đó. Chúng tôi có 1 con gái 5 tuổi, thu nhập và điều kiện của tôi hơn cô ấy và tôi muốn giành quyền nuôi con. Xin luật sư tư vấn giùm tôi những thủ tục theo đúng luật pháp. Xin trân thành cảm ơn luật sư.

    Trả lời:

    Thứ nhất, về nghĩa vụ tài sản sau ly hôn, nếu bạn chứng minh được các khoản nợ hình thành trong thời kì hôn nhân và phát sinh từ nhu cầu của hai vợ chồng, thì nghĩa vụ tài sản sẽ do cả hai vợ chồng thực hiện, kể cả khi đã ly hôn. Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình, bạn và vợ của bạn sẽ phải cùng chịu trách nhiệm liên đới cho khoản nợ phát sinh trong thời kì hôn nhân, trừ khi vợ của bạn chứng minh được khoản nợ phát sinh do nhu cầu của cá nhân bạn hoặc được sử dụng phục vụ mục đích cá nhân của bạn. Nghĩa vụ tài sản do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ ra quyết định dựa theo pháp luật về dân sự.

    Thứ hai, về quyền nuôi con sau khi ly hôn, căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    "2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."

    Trong trường hợp của bạn, quyền nuôi con do hai vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu hai bạn không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào điều kiện của cả hai bên nhằm bảo vệ lợi ích cho cháu bé, giúp cháu có điều kiện phát triển tốt nhất. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con bạn cần chứng minh mình có điều kiện tốt hơn vợ về mọi mặt như chỗ ăn, chỗ ở, nơi học tập, thời gian giành cho con, tình cảm giành cho con, lối sống lành mạnh từ chính bạn,...

    Tòa án cũng có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

    "1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."

    Người không trực tiếp nuôi con sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu người trực tiếp nuôi con có yêu cầu. Mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định dựa trên điều kiện thực tế về gia đình, hoàn cảnh, công việc, các điều kiện khác của người được yêu cầu cấp dưỡng.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. tranduyquang2301

    tranduyquang2301 Thành viên mới

    thanks somuch