NGHỀ CÔNG CHỨNG VIÊN- MỘT LỰA CHỌN NGHỀ CHO CÁC CỬ NHÂN LUẬT

Thảo luận trong 'Việc Làm - Tuyển Dụng' bắt đầu bởi hamyvpccnguyenhue, 23/5/22.

  1. hamyvpccnguyenhue

    hamyvpccnguyenhue Thành viên mới

    Các cử nhân luật ngoài việc chọn trở thành luật sư, pháp chế doanh nghiệp hay công tác tại các văn phòng luật thì còn lựa chọn trở thành công chứng viên viên tại các văn phòng công chứng.
    nghe-cong-chung-vien.jpg
    Nghề công chứng viên là gì?
    Công chứng viên là người đủ điều kiện, tiêu chuẩn được đào tạo và Bộ Tư pháp bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. ( Căn cứ theo quy định của luật công chứng)
    Công việc thường ngày của công chứng viên là tiếp nhận, giải quyết và thực hiện các hồ sơ mà khách hàng yêu cầu công chứng, chứng thực.
    Điều kiện để trở thành công chứng viên?
    Theo quy định tại điều 8 Luật công chứng 2014 thì công dân Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt muốn trở thành công chứng viên phải đạt những tiêu chuẩn sau
    • Có bằng cử nhân luật;
    • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật;
    • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
    • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
    • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
    >>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ công chứng ngoài giờ
    [​IMG]
    Tuy vậy, vẫn có những trường hợp sau được miễn đào tạo nghề. Căn cứ theo quy định tại Luật công chứng 2014, cụ thể:
    • Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
    • Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
    • Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
    • Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
    Công chứng viên sẽ bị tạm đình chỉ khi nào?
    Trong quá trình hành nghề công chứng, các công chứng viên phải đáp ứng các quy định của pháp luật về công chứng như đạo đức hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật …Điều 14 Luật công chứng 2014 quy định Sở tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề sẽ phải tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên vi phạm. Cụ thể các trường hợp đó là:
    – Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự: trách nhiệm hình sự mà công chứng viên bị truy cứu không chỉ là những hành vi liên quan đến ngành nghề công chứng mà là tất cả những hành vi phạm tội của công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    – Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: trong quá trình hành nghề công chứng viên, nếu công chứng viên có các hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng
    >>>>> xem thêm : Phí dịch vụ công chứng
    Ngành nghề công chứng không còn xa lạ với đời sống xã hội hiện nay khi mà các giao dịch, các giấy tờ trong quá trình giao dịch dân sự, mua bán….đều phải được công chứng, chứng thực. Thu nhập của nghề này khá ổn định. Đây cũng là một trong lựa chọn cho các cử nhân ngành Luật trong thị trường việc làm.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng