Hiện nay, có hai phương pháp nâng mũi là phương pháp nâng mũi phẫu thuật và phương pháp nâng mũi không phẫu thuật. Trong đó, phương pháp nâng mũi phẫu thuật là phương pháp có xâm lấn. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cấy ghép một mô tổng hợp (synthetic implant) hoặc mô tự nhiên để định hình lại mũi của bạn. >>>> Bật mí cách làm hồng vùng kín trên diễn đàn tâm sự dao kéo Sụn (Cartilage) là một mô tự nhiên của cơ thể và đã được sử dụng từ lâu để làm vật liệu cấy ghép trong các phẫu thuật. Nâng mũi bọc sụn nghĩa là bác sĩ sẽ sử dụng mô sụn từ một bộ phận khác trong cơ thể đưa vào định hình cấu trúc mũi. Trong phẫu thuật mũi, sụn thường được lấy từ xương sườn, tai, hoặc vách ngăn mũi trong quá trình nâng mũi. Hiện có khá nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng loại sụn nào là tốt nhất. Tất nhiên, mỗi loại sụn đều có những ưu nhược điểm riêng và kết quả nâng mũi của bạn nhìn chung phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ có thể lấy mô sụn từ tai để tiến hành kỹ thuật nâng mũi bọc sụn 2. Ai cần nâng mũi bọc sụn? Nâng mũi bọc sụn phù hợp với những người muốn nâng cao sống mũi, cải thiện hình dáng mũi hoặc nâng cao đầu mũi. Việc nâng mũi đã và đang trở nên phổ biến với người châu á vì đặc điểm của người châu Á là có xu hướng xương và sụn mũi kém phát triển nên sống mũi thường lồi, đầu mũi thường có xu hướng hẹp và nhỏ. Ngoài ra, trong điều trị, một số tình trạng bệnh nhân có thể cần phẫu thuật nâng mũi như hội chứng mũi ngắn (liên quan đến bệnh hở hàm ếch), chấn thương gãy mũi, sụn mũi bị sụp và yếu,... 3. Nâng mũi bọc sụn tai là gì? Tùy thuộc vào vị trí sụn được lấy, sẽ có các thuật ngữ khác nhau như: Nâng mũi bọc sụn sườn, nâng mũi bọc sụn tai hoặc nâng mũi bọc sụn vách ngăn. Trong đó, nâng mũi bọc sụn tai hay còn gọi là ghép sụn vành tai hoặc sụn nhĩ. Giống như ưu điểm chung của phương pháp nâng mũi bọc sụn là sử dụng mô của cơ thể, vì vậy, nâng mũi bọc sụn tai sẽ không gây phản ứng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, đào thải mô ghép. Đồng thời, nhờ việc lấy mô sụn trong cơ thể nên sự tương thích cao, dễ dàng kết hợp với phần còn lại của mũi nên kết quả nâng mũi trông tự nhiên hơn. Phương pháp nâng mũi bọc sụn tai cũng có những ưu điểm riêng. Đặc điểm của sụn vành tai là mềm hơn sụn vách ngăn, có tính chất dẻo, dai và đàn hồi nghĩa là bác sĩ dễ dàng định hình và tạo thành hình dạng mong muốn hơn. Độ dẻo cao và độ cong tự nhiên của sụn tai sẽ giúp cho việc nâng và tạo hình đầu mũi trông hoàn hảo hơn. Và khi lấy sụn vành tai thì vết sẹo hầu như không nhìn thấy, vết rạch có thể được giấu kỹ. Bên cạnh đó, nó cũng có nhược điểm là đòi hỏi thời gian phẫu thuật kéo dài hơn so với phương pháp nâng mũi sử dụng vật liệu nhân tạo. Và theo thời gian, sụn có thể bị cong và vênh. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hơn là bản chất sụn. >>>> Giải đáp nâng mũi có an toàn không