Dầu gió có tác dụng như giải cảm, chống nhức đầu, giảm sưng,..., Ngoài ra, dầu gió còn giúp giấc ngủ ngon khi chỉ cần xoa dầu gió vào 2 vị trí này trước khi ngủ. 1. Bôi dầu gió và xoa bóp bàn chân Từ xưa đến nay, trong quan niệm của Đông Y, bàn chân là phần khá quan trọng với cơ thể bởi nó chứa nhiều dây thần kinh và mao mạch, nhất là nhiều huyệt vị có ý nghĩa tương quan đến chức năng của một bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, nếu dùng các loại dầu nóng để xoa bóp chân là một cách để khai mở các huyệt vị trong cơ thể, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, dầu gió có mùi thơm the mát, nhẹ nhàng giúp thư giãn toàn cơ thể, cũng như khi xoa nắn bàn chân 15 phút trước khi ngủ sẽ làm gia tăng lưu thông máu, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp,... 2. Bôi dầu gió vào rốn rồi đi ngủ Rốn nhìn như một bộ phận không có chức năng nào quan trọng đến cơ thể. Tuy nhiên, đây là một huyệt vị đặc biệt mà chúng ta có thể sờ hay chạm vào, nó có tên gọi là thần khuyết. Rốn là vị trí đặc biệt khi nó nối liền 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, da thịt gân cốt của cơ thể chúng ta, do đó đừng phớt lờ vị trí này. Rốn khá mỏng manh, nếu không chú ý chăm sóc hay vệ sinh đúng cách thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể. Theo Trung y, việc dùng dầu gió thoa vào rốn nhẹ nhàng mỗi tối có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Dầu gió sẽ làm ấm cả cơ thể, giúp đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, ngừa nhiều căn bệnh như ho, cảm cúm rất hiệu quả. Nhất là xoa dầu vị trí này có thể giúp cơ thể được thư giãn hoàn toàn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, thoa dầu gió trước khi ngủ còn giúp giảm cân tốt do đào thải các khí lạnh ẩm trong người ra ngoài, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. 3. Những lưu ý khi bôi dầu gió vào cơ thể Mặc dù bôi dầu gió có nhiều cái lợi cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó mà phải thực hiện đúng cách để có kết quả như mong muốn. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng thì bôi dầu gió vào 2 vị trí trên, bạn cần có một số lưu ý sau: - Vệ sinh tay trước và sau khi bôi dầu gió để tránh dính vào mắt hay da mặt gây khó chịu, kích ứng. -Nếu bị đau bụng, khó tiêu thì nên thoa dầu quanh rốn, nhức đầu thì bôi tại thái dương, còn muốn giữ ấm cơ thể thì bôi ở tay chân, chú ý khi xoa dầu nên nhẹ nhàng, day tròn và ấn bằng ngón tay trỏ. -Dùng dầu gió thoa 1 ngày không quá 3 - 4 lần, không bôi lên mắt, vết thương hở, niêm mạc. -Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hay bị các bệnh mãn tính thì nên có sự tư vấn từ bác sĩ khi dùng dầu gió để tránh các trường hợp không mong muốn. Bên trên là những tác dụng không ngờ của dầu gió nếu xoa vào vùng rốn và bàn chân giúp ngủ ngon. Mong qua bài viết trên giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và đáng giá.