Hiện nay, khi nhu cầu mua bán nhà đất ngày càng tăng thì cơ quan thuế đã đặt ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm siết chặt tình trạng mua bán đất "hai giá" để tránh tình trạng lách luật trốn thuế. Có ý kiến cho rằng, việc thanh toán khi mua bán nhà đất thì nên chuyển khoản thì sẽ tránh trốn thuế được. Vậy phương án này có khả thi không? Đã có quy định nào của pháp luật quy định về vấn đề này? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Làm dịch vụ sang tên sổ đỏ đối với nhà đất được cho tặng 1. Mua bán nhà đất phải chuyển khoản để chống trốn thuế? Mới đây có thông tin đề xuất khi chuyển nhượng nhà đất phải thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng để chống trốn thuế. Tuy nhiên, đây không phải là quy định của pháp luật, cũng không phải là dự thảo để trình cơ quan có thẩm quyền sớm thông qua và áp dụng. Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi đây là quy định bắt buộc phải thực hiện thì cũng không có tính khả thi vì những lý do sau đây: (1) Buộc thanh toán qua ngân hàng sẽ trái với quy định Bộ luật Dân sự. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một loại của hợp đồng dân sự, điều đó đồng nghĩa với việc nội dung hợp đồng phải do các bên thỏa thuận. >>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở uy tín tại Hà Nội Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như sau: - Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. - Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng; + Số lượng, chất lượng; + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp. Tóm lại, nếu bắt buộc thanh toán qua ngân hàng sẽ trái với quy định Bộ luật Dân sự hiện hành. Đồng thời cũng không thể sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự theo hướng phải thanh toán qua ngân hàng khi chuyển nhượng nhà đất vì khi đó trái với nguyên tắc thỏa thuận trong luật dân sự. (2) Ngay cả khi bắt buộc thanh toán qua ngân hàng thì vẫn có nhiều cách để “lách luật”, ví dụ như thanh toán một phần qua ngân hàng để đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời thanh toán một phần còn lại bằng tiền mặt. Tóm lại, không có quy định mua bán nhà đất phải chuyển khoản để chống trốn thuế. 2. Khai đất “hai giá” khi nào bị xử lý về Tội trốn thuế? Các bên chuyển nhượng nhà đất “hai giá” chỉ bị khởi tố về Tội trốn trốn thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: (1) Số thuế trốn từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng trong một số trường hợp. * Tội trốn thuế theo quy định Bộ luật Hình sự Căn cứ khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người khai man giá đất nhằm trốn thuế với số tiền từ 100 đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Hoặc trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về Tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế thì số thuế trốn khi chuyển nhượng nhà đất phải từ 100 triệu đồng trở lên, nếu số thuế trốn dưới 100 triệu đồng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Cũng cần lưu ý, ngay cả khi trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về Tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế. * Cách xác định số thuế trốn Số thuế trốn được xác định bằng số thuế của tiền chênh lệch giữa hai hợp đồng do các bên thỏa thuận. Số thuế trốn được tính theo công thức sau: Số thuế trốn = 2% x (Giá chuyển nhượng của hợp đồng thực tế - Giá chuyển nhượng của hợp đồng công chứng, chứng thực) >>>> Xem thêm: Bạn đã biết về mô hình cộng tác viên công chứng? (2) Cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm về Tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 27, Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Điều đó đồng nghĩa với việc các bên chuyển nhượng chỉ bị khởi tố nếu có dấu hiệu của Tội trốn thuế theo quy định Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015; đồng thời phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Nếu số thuế trốn từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng sẽ không bị khởi tố nếu hết 05 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện mà mới bị phát hiện. - Nếu số thuế trốn từ 01 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng sẽ không bị khởi tố nếu hết 10 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện mà mới bị phát hiện. Lưu ý: Trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, người phạm tội không cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã. Kết luận: Không có quy định mua bán nhà đất phải chuyển khoản để chống trốn thuế và ngay cả khi ý tưởng này được hiện thực hóa thành quy định của pháp luật cũng khó khả thi. Bên cạnh đó, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com