MỘT SỐ BÍ QUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIỮ CHÂN NHÂN TÀI

Thảo luận trong 'Quản trị và Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Administrator, 29/3/17.

  1. Administrator

    Administrator Administrator Thành viên BQT Thay đổi để phát triển!

    1. Môi trường làm việc thân thiện, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau

    Trong bất kỳ tổ chức nào, nhân viên không làm việc độc lập mà luôn có quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Một điều rất thường xuyên xảy ra là nhiều bộ phận, do muốn chứng tỏ tầm quan trọng của mình, luôn cố gắng “bưng bít” thông tin, không chia sẻ những thông tin mình có cho các bộ phận liên quan. Điều này làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả làm việc của tổ chức, gây lãng phí thời gian và nguồn lực không cần thiết để thu thập và xử lý thông tin.

    Tuy nhiên cần phân biệt sự tương tác, hỗ trợ với việc “đẩy việc” của mình sang bộ phận khác. Mỗi bộ phận, cá nhân cần có mô tả công việc và sản phẩm đầu ra rõ ràng và công việc cần thực hiện đúng quy trình, “việc ai người ấy làm”. Việc làm thay, làm hộ chỉ nên xảy ra nếu người thực hiện vui vẻ nhận việc do được “nhờ” chứ không phải bị cưỡng ép phải nhận.

    2. Chế độ trả lương minh bạch, công bằng

    Cụ Hồ nói một câu rất hay: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Trong tổ chức có thể xảy ra tình trạng: tại sao cùng một vị trí chức danh, cùng một khối lượng như nhau mà lương lại khác nhau? Hoặc tại sao lương những người mới tới lại cao hơn những người đã có nhiều năm cống hiến?

    Nếu vấn đề công bằng không được giải quyết thỏa đáng sẽ dẫn tới tình trạng bức xúc dồn nén, âm ỉ trong tổ chức. Tình trạng đùn đẩy, trì hoãn công việc có thể xảy ra do tâm lý “lương tôi như vậy nên tôi chỉ làm như thế thôi”. Trên diện rộng có thể dẫn tới tình trạng lãn công, đòi tăng lương, thậm chí nghỉ việc sang một đơn vị khác có chế độ trả lương theo hiệu quả công việc (KPI) công bằng hơn.

    3. Nhân viên được quan tâm, chăm sóc, đào tạo và phát triển bản thân

    Tổ chức, người lãnh đạo trực tiếp cần quan tâm chi tiết về năng lực, kỹ năng hiện có, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, vướng mắc… của từng nhân viên để có thể giao việc phù hợp.
    Mỗi nhân viên cần được kèm cặp, hỗ trợ để họ phát huy tốt nhất các điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. Người lãnh đạo cần vạch ra lộ trình đào tạo, hướng dẫn nhân viên giúp họ có lộ trình thăng tiến trong công việc.

    4. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn, có khả năng truyền cảm hứng

    Khi nhân viên đến với một tổ chức, ngoài các yếu tố như lương, thưởng, chế độ bảo hiểm… còn do uy tín của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo lớn như những thỏi nam châm luôn có khả năng thu hút quanh mình những người tài. Người tài do mến mộ uy tín, đức độ, tầm nhìn, khát vọng của nhà lãnh đạo mà đến với mong muốn thúc đẩy tổ chức đi lên.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng