Món Ăn Bố Mẹ Nên Cho Con Ăn Khi Bị Chứng Tiểu Dầm

Thảo luận trong 'Bệnh học' bắt đầu bởi Thùy Dung, 29/10/19.

  1. Thùy Dung

    Thùy Dung Thành viên

    Đái dầm là tình trạng ban đêm ngủ, tiểu không tự chủ, thường gặp ở trẻ nhỏ, người lớn đôi khi cũng mắc. Y học cổ truyền gọi là di niệu, dạ niệu… nguồn gốc là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, co bóp của bàng quang đãng rối loạn. Phép chữa là điều bổ chức năng của tạng thận, khiến cho vững chắc khí lực vùng hạ tiêu, điều hòa sự co bóp của bàng quang. Sau đây là một số món ăn dành cho trẻ bị tiểu dầm thời gian lâu.

    [​IMG]

    Trẻ có thể trạng gầy yếu, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu nhiều và trong:

    Cháo tôm: tôm tươi 150g, rau hẹ tươi 100g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ. Tôm nhặt rửa sạch, bỏ vỏ nhúng nước sôi, thái nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Rau hẹ rửa sạch thái nhỏ. Vỏ, càng tôm giã nhỏ lọc lấy nước ngọt. Cho gạo vo sạch vào nước tôm nấu cháo, cháo chín cho thịt tôm, rau hẹ vào, sôi lại một lúc là được. Trẻ ăn một lần vào buổi sáng lúc đói. Ăn liền 7 - 10 ngày.

    Cháo thịt dê: thịt dê 10g, gạo 50g, hạt sen 20g, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch thái mỏng ướp bột gia vị xào chín tới. Gạo, hạt sen vo sạch nấu cháo, cháo chín cho thịt dê vào đảo đều, sôi lại là được. Trẻ ăn ngày một lần vào buổi sáng lúc đói. Ăn liền 7 - 10 ngày.

    Lòng gà hấp: ruột gà 2 bộ, ba kích 12g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Ruột gà làm sạch ướp bột gia vị. Ba kích, gạo xay thành bột, cho vào lòng gà trộn đều, hấp cách thủy. Ăn ngày một lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

    Trẻ có thể trạng mạnh, sắc mặt hồng nhuận, sợ nóng, ưa hoạt động, nước tiểu vàng đỏ: Cháo thận lợn: thận lợn 1 quả, kỷ tử 15g, rượu một thìa canh, gạo 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Thận lợn làm sạch thái mỏng, ướp bột gia vị xào chín. Gạo vo sạch nấu cháo chín, cho thận lợn, kỷ tử vào đảo đều, sôi lại một lúc là được. Trẻ ăn ngày một lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

    Cháo củ mài: củ mài 100g, kỷ tử 10g, đường trắng 20g. Củ mài bỏ vỏ rửa sạch cắt miếng cùng với kỷ tử cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, ninh nhừ, cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Trẻ ăn ngày một lần lúc đói. Ăn liền 5 ngày.

    Cháo chim sẻ: chim sẻ 3 con, kỷ tử 15g, gạo 50g, quả tơ hồng xanh 150g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch ướp bột gia vị, hấp chín. Quả tơ hồng rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun sôi kỹ bỏ bã lấy nước, cho gạo vo sạch, kỷ tử, chim sẻ vào nấu cháo. Trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 5-7 ngày.


    Đái dầm tiền phát là dạng đái dầm phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì vẫn bị. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm tiên phát gồm:

    Bé chậm phát triển những kỹ năng cần thiết khiến cho đái dầm xuất hiện. Khi bàng quang đầy nước và không thể giữ nước tiểu đến sáng, tín hiệu này sẽ được gửi đến não để bé dậy và đi vệ sinh. Tuy nhiên, bởi vì bé chưa học được kỹ năng này nên bàng quang không được kiểm soát, dẫn đến tình trạng đái dầm.

    Do bé ngủ sâu: khi ngủ sâu quá, não của trẻ sẽ bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy.

    Trẻ mải chơi đùa khi tắm, quên mất việc đi vệ sinh vì thế trẻ thường hay mắc tiểu vào ban đêm.

    Khi cơ thể của bé không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) thì nước tiểu sẽ tạo ra nhiều hơn. Tình trạng đái dầm sẽ xảy ra khi bé chưa học được cách kiểm soát bàng quang.

    Do bàng quang bị dị tật bẩm sinh.

    Do yếu tố di truyền: nguy cơ con bị đái dầm sẽ là 44% nếu có bố và mẹ từng bị đái dầm. Nếu bố mẹ không bị đái dầm thì tỷ lệ này giảm còn 14%.

    Không nên la mắng trẻ khi trẻ đái dầm, bởi như vậy sẽ khiến cho tình trạng thêm nặng hơn.

    Không chỉ trẻ nhỏ mới bị đái dầm mà thanh thiếu niên vẫn có những trường hợp bị đái dầm. Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát là do:

    Do bàng quang nhỏ: khả năng giữ nước do bàng quang nhỏ sẽ thấp hơn so với những người có bàng quang bình thường. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến cho bạn mất khả năng kiểm soát bàng quang do co thắt bàng quang.

    Các bé bước vào tuổi dậy thì có nhiều sự thay đổi về hormone gây ảnh hưởng đến hormone ADH khiến cho ban đêm nước tiểu được sản xuất nhiều hơn.

    Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe như bị tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu....sẽ khiến cho trẻ đi tiểu nhiều cả ban ngày và ban đêm.

    Tâm trạng lo lắng, căng thẳng sẽ khiến trẻ bị đái dầm. Nếu tình trạng này kéo dài tiểu dầm ở trẻ sẽ càng thêm trầm trọng.

    Không nên cho bé uống cafe trước khi đi ngủ bởi caffeine sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.

    Hệ thần kinh của trẻ có vấn đề bất thường nên gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng