Kinh doanh quán đồ uống, nhất là quán cafe đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp, nhưng muốn thành công phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? 1. Lựa chọn hình thức mở quán cafe phù hợp. Có nhiều mô hình kinh doanh quán cafe với các cơ hội và rủi ro khác nhau. Đầu tiên bạn nên lựa chọn cho mình một loại hình kinh doanh phù hợp với số vốn. Và những lợi thế bạn đang có khi kinh doanh loại hình này. a. Quán cafe cóc vỉa hè: Mở quán cafe cóc được rất nhiều người lựa chọn nhờ số vốn ít, chi phí thấp, rủi ro thấp. Nếu bạn có một số vốn khiêm tốn, hoặc sợ rủi ro khi kinh doanh thì nên chọn loại hình này. Từ việc kinh doanh quán nước vỉa hè đến trở thành chủ của một chuỗi quán cafe lớn là điều hoàn toàn có thể khi bạn có sản phẩm chất lượng, phục vụ tận tâm với khách hàng. Quán cóc vỉa hè! b. Quán cafe take-away: Cafe take away là gì? Là loại hình quán cafe chỉ bán cho khách hàng mang đi, không có chỗ ngồi lại. Một số quán cafe take away đầu tư bảng hiệu lớn và không gian rộng cho khách order có thể ngồi lại như Passio, Effoc,.. nhưng cũng có một số quán chỉ là xe đẩy take away, không hề có không gian để ngồi. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều quán cafe take away kiểu này tại dọc các đoạn đường lớn nơi có nhiều xe qua lại buổi sáng. Ưu điểm của loại hình quán này bên cạnh bỏ vốn ít, không tốn chi phí mặt bằng còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, tiền đầu tư vật dụng (bàn ghế, ly, tách,...). Tuy nhiên do dễ kinh doanh nên mức độ cạnh tranh của hình thức mở quán cafe này khá gắt gao, nhất là các loại hình xe đẩy cafe. Một điểm chung nữa của hai loại hình trên là hướng đến tầng lớp bình dân nên giá thành đồ uống cũng phải rẻ, nhưng chất lượng cần ngon, thời gian ban đầu tiền lời thu lại sẽ chưa cao. Ưu điểm của loại hình quán này bên cạnh bỏ vốn ít, không tốn chi phí mặt bằng! c. Quán cafe sân vườn: Mô hình quán cafe sân vườn khá kén người chịu đầu tư kinh doanh vì số vốn lớn do cần mặt bằng rộng, trang trí cầu kì, chi phí thuê nhân viên,... Tuy nhiên loại hình mở quán cafe này được rất nhiều khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu ưa chuộng, giá thành cho một ly cafe không hề rẻ, nếu như chất lượng tốt khiến khách hàng thường xuyên quay lại có thể thu hồi lại số vốn bỏ ra nhanh chóng. Loại hình này cũng có thể kết hợp buôn bán thêm đồ ăn sáng, các vật phẩm lưu niệm, đồ hand-made khá thành công. Mô hình quán cafe sân vườn khá kén người chịu đầu tư kinh doanh vì số vốn lớn! d. Quán cafe nhượng quyền: Đây là loại hình quán cafe theo kiểu mua lại toàn bộ thương hiệu, công thức pha chế, mẫu bàn ghế,... từ một quán đã nổi tiếng, ví dụ như mô hình cafe milano. Loại hình kinh doanh này đang là xu hướng mở quán cafe mới, đang dần xuất hiện rất nhiều ở các thành phố lớn. Mở quán cafe nhượng quyền giúp đỡ tốn thời gian và chi phí xây dựng thương hiệu, cũng đồng thời kế thừa lượng khách trung thành của quán bán thương hiệu. Tuy nhiên nếu khách hàng có ác cảm hoặc quán bán thương hiệu chất lượng đi xuống sẽ ảnh hưởng đến quán cafe của bạn. ở quán cafe nhượng quyền giúp đỡ tốn thời gian và chi phí xây dựng thương hiệu! 2. Đăng kí giấy phép kinh doanh Có rất nhiều người đặt câu hỏi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có, bởi vì theo quy định của Pháp luật Việt Nam, mọi công dân, tổ chức muốn kinh doanh đều phải làm thủ tục xin phép với cơ quan nhà nước. Một số giấy tờ cần phải chuẩn bị để đăng kí giấy phép kinh doanh mở quán cafe: - Giấy đề nghị đăng kí. - Bản sao chứng minh thư nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh. - Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Thủ tục để đăng kí giấy phép kinh doanh: - Gửi Giấy đề nghị đăng ký đến cơ quan đăng ký nơi mở quán. - Đợi được xét duyệt giấy tờ. - Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có thể sửa đổi, bổ sung thông tin trong vòng 3 ngày). 3. Chọn địa điểm mở quán, thiết kế không gian quán cafe a. Chọn địa điểm mở quán Việc chọn địa điểm mở quán là một trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến thành công của một quán cafe. Một địa điểm ngay nơi trung tâm đông đúc người qua lại giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo. Quán cafe cóc hoặc xe đẩy cafe take away khá gọn nhẹ, có thể luân chuyển địa điểm nên việc lựa chọn địa điểm chỉ cần chọn khu vực đông xe cộ qua lại, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè lòng, lề đường,... là đã có địa điểm kinh doanh lý tưởng. Nếu bạn dự định mở quán cafe lớn cần cố định địa điểm thì nên chọn lựa thật kĩ lưỡng. Ví dụ như quán cafe sân vườn, cần chọn địa điểm có không gian thoáng đãng, diện tích lớn, tốt nhất là không gần đường lớn để tránh khói bụi và tiếng ồn,... Các quán cafe nhượng quyền theo kiểu không gian nhà kính có máy lạnh nên chọn những địa điểm giới trẻ hay lui tới để tiếp cận khách hàng chính. b. Thiết kế không gian quán cafe Không gian quán cafe quyết định đến khả năng quay lại quán của khách hàng. Với mỗi mô hình mở quán cafe mà lựa chọn kiểu thiết kế không gian cho quán mình. Như kiểu quán sân vườn thiết kế không gian thoáng mát, nhiều cây xanh sẽ giúp khách dễ chịu hơn. Nên tham khảo một số ý tưởng thiết kế quán cafe đơn giản để dự trù trước kinh phí cho việc trang trí. Ngoài ra bạn cũng có thể đến tham quan những quán cà phê độc đáo ở Sài Gòn. Không gian quán cafe quyết định đến khả năng quay lại quán của khách hàng 4. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, phục vụ. Để làm ra những ly cafe ngon làm hài lòng khách hàng cần phải có nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao, các thiết bị, dụng cụ pha chế hiện đại khi mở quán cafe. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn chuyên cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị, dụng cụ pha chế, bạn cần chọn cân nhắc kỹ để chọn đúng nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra cuối cùng. 5. Thuê nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế. Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách nên không thể bỏ qua vấn đề này khi muốn mở quán cafe. Trong những bí quyết kinh doanh cafe đều thường xuyên đề cập đến vấn đề nhân viên. Tuỳ vào quy mô của quán mà ước lượng số lượng nhân viên sao cho phù hợp, giao thêm những công việc khi quán vắng khách như nhân viên phục vụ trang trí quán, nhân viên pha chế lau dọn không gian, để tiết kiệm chi phí nhân công hơn. Nên ưu tiên những nhân viên đã có kinh nghiệm, sẽ tiết kiệm một khoản chi phí và thời gian đào tạo. Tuy nhiên nhân viên có kinh nghiệm sẽ có những tiểu xảo để gian lận hoá đơn, tiền hàng, cần phải nắm rõ những tiểu xào này để dễ dàng phát hiện. 6. Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả. Khi quán cafe ngày càng lớn dần, việc quản lý tất cả các vấn đề trong quán ngày càng khó khăn như nhân viên có đi đầy đủ giờ, lượng nguyên vật liệu có bị thiếu hụt, số lượng bán có khớp với số lượng hoá đơn,... Lúc này bạn nên thuê một nhân viên quản lý để có thể cân bằng mọi công việc trong cửa hàng cũng như quản lý cửa hàng ngay cả khi bạn đi xa. Nhân viên quản lý sẽ có nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới, chỉ dẫn cách mời khách vào quán cafe, quản lý hoá đơn, báo cáo ngay khi thấy thiết hụt nguyên liệu, tiếp nhận phàn nàn từ khách và phản hồi,.. giúp kiểm soát được mọi vấn đề xảy ra trong quán. Tuy nhiên điểm yếu của nhân viên quản lý là có thể sẽ xảy ra sai sót trong quá trình tính toán, hoặc nếu nhân viên quản lý có ý định gian lận sẽ khó để phát hiện, lúc này bạn nên mua phần mềm quản lý quán cafe.
Ưu điểm của loại hình quán này bên cạnh bỏ vốn ít, không tốn chi phí mặt bằng còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, tiền đầu tư vật dụng (bàn ghế, ly, tách,...).