Mô hình nến Bearish Harami là gì?

Thảo luận trong 'Chân dung cuộc sống' bắt đầu bởi minh.kiemtienonline, 19/2/21.

  1. minh.kiemtienonline

    minh.kiemtienonline Thành viên

    Tiếp theo chuỗi series về các mô hình nến đảo chiều được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch forex. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn mô hình tiếp theo có tên gọi nến Bearish Harami, cũng là mẫu mô hình hai nến dự đoán giá đảo ngược xu hướng. Nhất là khi chúng xuất hiện trong 1 thị trường có xu hướng tăng. Theo Nilson, mô hình Harami không phải là 1 mô hình đảo chiều mạnh mẽ như Engulfing hay Hammer, vì thế khi giao dịch bạn nên kết hợp Bearish Harami cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất dự đoán xu hướng giá lên cao hơn.

    Mô hình Bearish Harami là gì?
    [​IMG]

    Đây là mô hình 2 nến có các đặc điểm sau:

    Nến thứ 1 là 1 nên tăng (bullish) mạnh

    Nến thứ 2 là 1 nến ngắn, nhỏ nằm gọn trong thân nến đầu tiên, theo Nilson, nến thứ hai nên nằm giữa thân nến thứ nhất thì khả năng đảo chiều xảy ra cũng sẽ cao hơn. Trong trường hợp nếu thân nến thứ 2 nằm phía trên của thân nến thứ nhất nhiều khả năng giá sẽ sideway thay vì giảm. Ngoài ra, màu sắc của nến thứ hai không quan trọng có thể là xanh (tăng) hoặc đỏ (giảm).

    [​IMG]

    Với 1 nến Harami truyền thống thì độ dài của nến thứ 2 không bao giờ được vượt quá 25% so với nến thứ 1. Đặc biệt, nến thứ 2 có thân nến càng nhỏ trông như thế 1 cây doji thì khả năng đảo chiều càng lớn.

    Cách tìm điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami
    Điểm vào lệnh: Như có nói, mô hình nến Harami không được xem là mô hình đảo chiều mạnh mẽ, nên trước khi giao dịch với mô hình này bạn cần quan sát nến để xem có các nến từ chối tăng không, như giá có thể đã chạm kháng cự chạm các đường EMA chẳng hạn.

    Tiếp theo khi có các thông tin như trên bận bắt đầu tìm điểm vào lệnh Điểm này sẽ bằng 1/8 so với độ dài của cây nến tăng trước đó.

    Xem thêm : spread là gì

    Hoặc bạn sẽ chờ giá break qua cây nến giảm thứ 2 của mô hình thì bạn có thể đặt lệnh ngay tại đây:

    [​IMG]

    Điểm cắt lỗ: nằm phía trên râu nến của cây nến tăng đầu tiền từ 1-2 pips để đề phòng bị quét lệnh.

    Điểm chốt lời: có thể dựa vào các mức kháng cự và hỗ trợ để chốt lời từng phần Cần lưu ý bạn sử dụng khung nào để giao dịch thì hãy đặt cắt lỗ và chốt lời theo khung đó.

    [​IMG]

    Ví dụ về mô hình nến Bearish Harami
    [​IMG]

    Biểu đồ trên là của cặp tiền tệ forex EUR/CAD khung D1 cho thấy ECAD đang nằm trong xu hướng tăng và giá có xu hướng muốn điều chỉnh và hành động này đã thành hiện thực khi mà mô hình nến Harami đã xuất hiện và giảm 480 pips!

    Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Bearish Harami
    • Thị trường phải có xu hướng rõ ràng với mô hình nến Bearish Harami xu hướng trước đó của thị trường phải là xu hướng TĂNG.

    • Nến thứ 2 – nến giảm không được vượt quá 25% so với chiều dài của cây nến trước đó, là 1 cây doji thì càng tốt.

    • Nến giảm thứ 2 phải nằm gọn trong phần thân của cây nến tăng trước đó, tốt nhất là nên nằm ở giữa.

    • Nên kết hợp thêm với các chỉ báo như RSI hoặc MACD, nhất là khi MAC hoặc RSI xuất hiện dấu hiệu phân kỳ cho thấy thị trường đang bị quá mua. Điều này có nghĩa là đà tăng đã gần như sắp kết thúc, tuy nhiên bạn cũng có thể chờ cho chỉ số RSI vượt quá 70 để xác nhận thông tin.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng