MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY HEM-7320

Thảo luận trong 'Quảng cáo và Rao vặt tổng hợp' bắt đầu bởi thietkewebchuanseo, 7/6/17.

  1. thietkewebchuanseo

    thietkewebchuanseo Thành viên

    THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH >> MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY HEM-7320
    MÁY ĐO HUYẾT ÁP BẮP TAY HEM-7320
    Giá: 2.260.000đ

    Bảo hành 36 tháng

    Giao hàng tận nới

    Đổi trả theo quy định


    Chắc năng sản phẩm máy đo huyết áp bắp tay HEM-7320
    • Có chức năng báo biểu tượng tăng huyết áp , khi huyết áp tâm thu/tâm trương tăng quá mức 135/85 mmHg)
    • Báo khi người khi đo cử động
    • Báo nhịp tim bất thường
    • Hiển thị kết quả đo trung bình 3 lần đo cuối
    • Bộ nhớ lưu 90 kết quả cùng ngày và thời gian đo
    • Tuổi thọ pin dài
    • Báo biểu tượng tăng huyết áp , khi huyết áp tâm thu/tâm trương tăng quá mức 135/85 mmHg)
    • Báo khi người khi đo cử động
    • Báo nhịp tim bất thường
    • Hiển thị kết quả đo trung bình 3 lần đo cuối
    1. Tư thể chuẩn để đo huyết áp
    Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực.
    2. Vị trí đo huyết áp
    Với máy đo huyết áp điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
    máy đo huyết áp
    3. Phương tiện đo huyết áp
    - Máy đo: Nói chung, máy đo hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
    + Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
    + Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
    + Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
    aza- Bao quấn tay: Phải dài tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.
    4. Thao tác đo huyết áp
    - Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
    - Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
    - Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.
    5. Kết quả đo huyết áp
    - Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
    - Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
    + Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
    + Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
    + Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
  2. thietkewebchuanseo

    thietkewebchuanseo Thành viên

    Cách sử dụng máy xông mũi họng cho trẻ sơ sinh
    + Khử trùng máy xông mũi họng trước và sau khi sử dụng.
    + Rửa tay đúng cách và đặt máy xông khí dung, máy xông mũi họng trên một bề mặt cố định.
    + Pha thuốc vào cốc. đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
    - Đặt cốc thuốc đã pha vào trong máy, gắn mặt nạ và ống vào đúng vị trí.
    - Bạn phải giữ mặt nạ trên khuôn mặt của trẻ, để bé có thể hít thở trong mặt nạ thoải mái nhất.
    - Quá trình xông sẽ kéo dài khoảng 10 phút. Sau khi thực hiện xong, hãy tắt máy và tháo mặt nạ, ống, cốc thuốc từ máy xông và rửa chúng với nước ấm + nước tẩy rửa.

    Cách sử dụng máy xông mũi họng đúng cách cho người lớn
    Đối với người lớn việc sử dụng máy xông khí dung (xông mũi họng) khá đơn giản,
    - Xông mũi cho trẻ bằng máy xông khí dung của các hãng nổi tiếng.
    - Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành xông mũi họng cho trẻ.
    - Phương pháp điều trị bằng máy xông khí dung (máy xông mũi họng) cho trẻ được khuyến cáo làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài trong khoảng 5-10 phút (tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Tần số của phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lên cơn suyễn. Nếu bị hen nặng, nên xông cho trẻ 3-4 lần/ngày.
    Một số lưu ý khi sử dụng máy xông mũi họng
    - Loại thuốc, liều lượng và chế độ sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
    - Trước khi xông cho trẻ phải tẩy sạch và khử trùng tất cả các bộ phận trước khi sử dụng.
    - Vệ sinh và khử trùng bộ phun khí gồm cốc thuốc, ống ngậm và ống mũi hoặc mặt nạ trước khi sử dụng.
    - Riêng ống dẫn khí bạn luôn để khô ráo. Nếu chẳng may ống bị hấp hơi hoặc bị nước vào bên trong, bạn cắm một đầu ống dẫn khí vào máy, đầu kia để không và bật máy đến khi ống dẫn khí khô.
    - Không dùng tay bịt vào đường dẫn khí
    - Không đổ thuốc quá vạch max của cốc
    - Chỉ sử dụng các bộ phụ kiện của hãng.
    Sử dụng máy xông mũi họng đúng cách, hiệu quả
    Bắt đầu xông cho trẻ
    - Pha thuốc và đổ thuốc vào cốc xông theo đơn kê của bác sỹ. Lưu ý không đổ quá vạch max của cốc
    - Cắm ông dẫn khí một đầu vào máy xông, một đầu vào cốc thuốc
    - Lắp mặt nạ hoặc ống ngậm, ống mũi.
    - Tùy chỉnh tốc độ xông của máy phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ
    - Bật công tắc và bắt đầu xông
    - Xông cho bé trong khoảng thời gian từ 5-10 phút.
    - Nên thay đổi bộ xông sau 1 năm sử dụng
     
  3. thietkewebchuanseo

    thietkewebchuanseo Thành viên

    CÁCH ĐO NHIỆT ĐỘ
    Nếu có thể, nên dùng vỏ bọc đầu đo mỗi lần đo. Thay vỏ bọc mới sau mỗi lần sử dụng.
    1. Ấn phím bật/tắt.
    2. Đặt nhiệt kế vào vị trí cần đo. Ở miệng, nách hoặc hậu môn.
    3. Khi kết quả hiển thị, nhiệt kế phát ra tiếng “bíp – bíp – bíp” 3 lần. Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả.
    Vị trí đo miệng, nách, hậu môn: Thời gian đo 80 giây, 120 giây, 60 giây.
    Lưu ý:
    - Thời gian tín hiệu báo dựa trên nhiệt độ môi trường đo ở 23oC khi nhiệt kế không có vỏ bọc đầu đo.
    - Kết quả đo khác nhau với từng người.
    4. Tắt nhiệt kế và cho vào vỏ bảo vệ.
    Lưu ý:
    - Kết quả đo sẽ tự động được lưu vào bộ nhớ.
    - Nhiệt kế sẽ tự động tắt sau 30 phút kể từ khi sử dụng hoặc sau 3 phút nếu chỉ bật nhiệt kế và không sử dụng, nên tắt nhiệt kế để tiết kiệm pin.
    • XEM KẾT QUẢ ĐO CUỐI
    Ấn phím bật/tắt để xem nhiệt độ đo được gần nhất.
    • ĐO ĐÚNG
    Kết quả đo không thể chính xác khi cách thức đo nhiệt độ sai.
    • SỬ DỤNG Ở MIỆNG (cho trẻ từ 4 tuổi trở lên)
    - Ngậm miệng trong khoảng 5 phút trước khi đo.
    - Đặt nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đầu đo của nhiệt kế ở bên trái hoặc phải của cuống lưỡi.
    - Ép lưỡi xuống để giữ nhiệt kế ở nguyên vị trí.
    - Giữ nhiệt kế không để nó trượt trong miệng.
    • SỬ DỤNG Ở HẬU MÔN
    Luôn luôn phải dùng vỏ bọc đầu đo khi đo ở hậu môn.
    - Thường sử dụng cho trẻ nhỏ khi khó đo được ở miệng hoặc ở nách.
    - Dùng dầu hòa tan trong nước để bôi trơn. Không dùng mỡ làm từ dầu hỏa.
    - Đặt nhẹ đầu đo vào khoảng ít hơn 1,3 cm trong hậu môn. Không cố cho đầu đo vào hậu môn nếu trẻ cố kháng cự.
    - Tẩy trùng nhiệt kế sau khi sử dụng.
    • SỬ DỤNG Ở NÁCH
    - Đặt đầu đo vào giữa nách. Mặt hiển thị xoay vào phía trong người.
    - Giữ nhiệt kế bằng cách ép cánh tay lại.
    - Trường hợp đo cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, giữ nhẹ cánh tay để tránh cử động tay.
    Sự khác nhau về nhiệt độ trong cơ thể: Nhiệt độ ở miệng khác với ở nách và ở hậu môn. Nói chung, nhiệt độ ở hậu môn có thể cao hơn 0,5oC so với nhiệt độ ở miệng và nhiệt độ ở nách thấp hơn 0,5oC – 0,7oC so với nhiệt độ ở hậu môn.
    • NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐO SAI
    - Đo nhiệt độ ngay sau khi tập thể dục, tắm, ăn hoặc uống sẽ làm cho kết quả đo sai. Nên đợi ít nhất 30 phút trước khi đo.
    - Đo nhiệt độ sau khi vận động hay đi lại. Đợi ít nhất 30 phút sau khi vận động vì vận động sau khi ngủ dậy sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể.
    - Với trường hợp đo nhiệt độ ở nách, kết quả đo sẽ không đúng khi:
    - Nách có nhiều mồ hôi
    - Đo nhiệt độ sau khi vừa trong chăn ấm ra. Nên lau khô mồ hôi nách trước khi đo.
    • THAY PIN
    Pin: Pin kiềm – Magiê LR41 (có bán sẵn trên thị trường).
    Thay pin khi biểu tượng báo thay pin xuất hiện khi bật nhiệt kế.
    1. Tháo vít giữ nắp đậy pin ở phía sau nhiệt kế ra bằng một đồng xu.
    2. Lấy pin ra.
    3. Lắp pin mới vào với cực “+” ở phía trên như hình bên phải.
    4. Đóng nắp đậy pin và vặn vít lại.
    Lưu ý:
    - Pin lắp trong nhiệt kế chỉ để dùng thử, do vậy tuổi thọ có thể không được như pin mới.
    - Không làm mất vòng tròn quanh nắp đậy pin. Phần chống nước sẽ bị hỏng và có thể làm hỏng nhiệt kế.
    • MÀN HÌNH BÁO LỖI
    - Chỉ thị
    - Nguyên nhân, cách xử lý
    - Do nhiệt độ phần đầu đo dưới 32oC.
    - Đo lại.
    - Do nhiệt độ phần đầu đo cao hơn 42oC.
    - Làm mát phần đầu đo và đo lại.
    • KHẮC PHỤC SỰ CỐ
    Sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục, các kết quả đo khác nhau nhiều.
    - Nhiệt độ phần đầu đo được đặt ở các vị trí đo khác nhau.
    - Nhiệt kế có thể bị di chuyển trong khi đo.
    - Miệng có thể không ngậm trong quá trình đo. Kiểm tra xem nhiệt kế có được đặt đúng vị trí đo không. Cực của pin bị đảo chiều. Tháo nắp đậy pin ra và lắp lại pin. Không có gì hiển thị trên màn hình khi bật nhiệt kế. Pin bị hết điện cần thay pin mới.
     
  4. thietkewebchuanseo

    thietkewebchuanseo Thành viên

    Môt tả máy đo huyết áp bắp tay HEM-7322
    • Đèn báo quấn vòng bít đúng (Đèn màu xanh báo vòng bít được quấn đúng)
    • Đèn báo huyết áp (Hiển thị huyết áp tâm thu, tâm trương rõ ràng trên màn hình)
    • Cột báo mức huyết áp (Dễ dàng biết mức huyết áp trong phạm vi cho phép)
    • Báo cử động người khi đo (Nhắc người dùng đo lại khi phát hiện lỗi cử động khi đo)
    • Báo nhịp tim bất thường
    • Máy đo huyết áp HEM-7322 7 Hiển thị kết quả đo trung bình 3 lần đo cuối
    • Máy đo huyết áp HEM-7322 8 Bộ nhớ lưu 90 kết quả cùng ngày và thời gian đo