Trong các cuộc LY HÔN có yếu tố nước ngoài trên thường ít có tranh chấp về tài sản mà chủ yếu là về con cái và tình cảm. Thông thường sẽ có 3 tình huống trong mối quan hệ: Giữa người Việt Nam ở trong nước với người Việt Nam ở nước ngoài (hầu như xử vắng mặt), giữa người Việt Nam và người nước ngoài (đang ở nước ngoài) và giữa người nước ngoài và người Việt Nam sang nước ngoài sinh sống. Trong đó, trong xử ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài, nhiều khi, sẽ xảy ra những câu chuyện dở khóc dở cười. Có những trường hợp, kết hôn chỉ để mục đích ra nước ngoài nhưng sau đó không đi được do những đòi hỏi khắt khe hơn (chủ yếu là do phỏng vấn không thành) nên hai bên tiến hành ly hôn. Trên thực tế, có không ít trường hợp, nhiều phụ nữ Việt Nam, tuy về được quê hương nhưng do không lấy được bản án ly hôn tại nước ngoài nên không thể kết hôn tại Việt Nam; hoặc trường hợp các cô dâu tự ý bỏ về và người chồng cũng chưa đưa đơn ly hôn ra tòa tại nước ngoài. Trong trường hợp không có Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia thì các thủ tục cũng khó khăn hơn. Cũng theo bà Hà, do một bên đương sự ở nước ngoài nên thông thường tòa án phải ủy thác tư pháp cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tòa án có thẩm quyền của nước ngoài để thông báo việc thụ lý vụ án và ngày giờ xét xử cho đương sự ở nước ngoài biết. Thời hạn ủy thác cho đương sự ở nước ngoài tối thiểu là 6 tháng, tối đa 18 tháng; đối với vụ án phức tạp thời hạn trên có thể kéo dài hơn. Trong trường hợp 2 lần liên tiếp yêu cầu mà đương sự người nước ngoài không có mặt hoặc không trả lời thì Tòa sẽ xử ly hôn vắng mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các thủ tục ủy thác đều không có kết quả. LY HÔN là lựa chọn cuối cùng khi cuộc sống vợ chồng trở nên trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Hình sự đã có nhiều điểm mới trong tống đạt, ủy thác nhưng trong nhiều vụ việc, việc tiến hành ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn.